Bước tới nội dung

Bùi Công Trừng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bùi Công Trừng (1905-1977) là một nhà lý luận cách mạng, nhà kinh tế, nguyên Thứ trưởng Bộ Kinh tế Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước (tiền thân của hai cơ quan: Viện Khoa học Xã hội Việt NamBộ Khoa học và Công nghệ), nguyên Bí thư xứ ủy Nam Kì Đảng cộng sản Đông Dương, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III. Đại biểu Quốc hội khoá II (1960 – 1964).

Quá trình hoạt động cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông quê ở làng Cựu Xuân Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thoát li hoạt động cách mạng từ hồi còn rất trẻ, bị Thực dân Pháp bắt nhiều lần. [cần dẫn nguồn]

Hoạt động trong lĩnh vực quản lý kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1945, ông đảm nhiệm các công tác do Chính phủ giao, thành viên phái đoàn Chính phủ tham dự Hội nghị Fontainebleau.[4]

Ông hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế đảm nhiệm các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Kinh tế phụ trách thương nghiệp, Tổng thư ký Hội đồng Kiến thiết Quốc gia, Trưởng ban Kinh tế thuộc Văn phòng Chủ tịch và Thủ tướng tại chiến khu cách mạng Tuyên Quang.[5]

Khi về chính quyền cách mạng về Hà nội, ông tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực kinh tế làm Trưởng ban Quản lý thị trường trung ương (năm 1957).[6] Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính Thương mại Thủ tướng chính phủ.[7] Ông tham gia vào các tiểu ban của Ban Chấp hành Trung ương tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba.[8]

Năm 1958, khi Ủy ban Khoa học nhà nước (tiền thân của hai cơ quan: Viện Khoa học Xã hội Việt NamBộ Khoa học và Công nghệ) được thành lập, ông giữ chức vụ Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học nhà nước (1958 - 1964) kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ, sau đó cùng ông Trần Phương xây dựng Viện Kinh tế học.[9][10]

Ông là người gióng hồi chuông báo động sớm nhất về nạn phá rừng. Khi đó các vấn đề môi sinh chưa trở thành vấn đề gay gắt toàn cầu, ông đã viết những bài về việc phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Năm 1962-1963, Bùi Công Trừng đã công khai lên tiếng về sản xuất hàng hóa đưa ra thị trường, đòi hòa nhập thị trường quốc tế ý muốn đột phá đầu ra cho các làng nghề đến với thị trường Tây Âu. [cần dẫn nguồn]

• Ông mất ngày 21/02 năm 1977 tại Hà Nội.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ https://trieuxuan.info/bui-cong-trung Bùi Công Trừng
  2. ^ “Bao Dien tu Dang Cong san Viet Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa”. Truy cập 8 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ “New Page 1”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ VÄ‚N PHĂ’NG CHᝌ TᝊCH PHᝌ - THᝌ TĆŻáťšNG PHᝌ[liên kết hỏng]
  6. ^ “Website Quan ly thi truong”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  7. ^ Nghị định 271-TTg thành lập tại Thủ tướng phủ một Hội đồng vật giá
  8. ^ Bao Dien tu Dang Cong san Viet Nam[liên kết hỏng]
  9. ^ “Quá trình phát triển: Bộ Khoa học và Công nghệ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.
  10. ^ “Quá trình phát triển: Bộ Khoa học và Công nghệ”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2012.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bùi Công Trừng trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế