Thảo luận:Lệ Thiên Anh Hoàng hậu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Trungda

Dạo này tự dưng có bạn nào hoạt động tích cực, đưa ra cái lý chưa được phong Hoàng hậu chính thức thì không được đặt tên trang là Hoàng hậu. Nếu theo lối suy luận của mấy bạn thì chắc mấy ông vua kiểu đặt hiệu kiểu như Thái Tổ, Thái Tông chắc cũng phải đặt lại tên trang theo kiểu tên thật hoặc Niên hiệu + Hoàng đế cho chính xác vì mấy ông đó đã được làm Thái Tổ, Thái Tông ngày nào đâu, toàn là Miếu hiệu do con cháu truy tặng cả đó chứ. Ngày trước bài Hoàng hậu nhà Thanh rất đẹp, đều đặt theo thụy hiệu nên có tính đồng nhất, bây giờ thì nào đổi Hiếu Khang Chương Hoàng hậu thành Từ Hòa Hoàng thái hậu, Hiếu cung Nhân Hoàng hậu thành Nhân Thọ Hoàng thái hậu, cái danh xưng đó không mấy người biết. Thiếu nước mấy bạn đó đổi luôn trang Hiếu Trang Văn Hoàng hậu thành Chiêu Thánh Hoàng thái hậu, đảm bảo 10 người thì 9 người chả biết là bà nào. Bạn bảo truy phong Hoàng hậu không được tính là Hoàng hậu, vậy mà các bà Hoàng hậu không chính thức này vẫn được thờ tại Thái miếu với tư cách là Hoàng hậu, được phụng thờ chung cùng chồng làm Vua trong chính điện của các lăng tẩm, được xây lăng mộ, truy phong cho ông bà tổ tiên với tư cách là Hoàng hậu, được sử sách và người dân ghi nhận là Hoàng hậu. Dựa trên những lý do đó thì liệu bạn không coi họ là Hoàng hậu liệu có phiến diện.

Rồi còn Hồ Văn Hoa, Vũ Xuân Duyên. Tôi chỉ lấy ví dụ về họ Tôn Thất, cha họ Tôn Thất sinh con trai mang họ Tôn Thất nhưng con gái mang họ Tôn Nữ. Các họ Hồ Văn, Vũ Xuân thực chất vẫn là họ Hồ, Vũ, các chữ Văn, Xuân chẳng qua được đặt lại qua nhiều đời cho con trai theo thông lệ, số lượng người trong họ đặt tên theo cách đó tăng dần. Tuy nhiên các chữ này chỉ áp dụng cho con trai, không dùng cho con gái. Không đâu xa trong các văn bản sách phong cho các bà này vẫn chỉ ghi là Thuận Đức Chiêu nghi Hồ thị, Thuận Đức Thần phi Hồ thị, Cung tần Vũ thị, Cần phi Vũ thị.

Còn nếu bạn vẫn kiên quyết không đồng ý với ý kiến của tôi cùng tất cả những người đã coi bà Vũ Thị Duyên là Hoàng hậu của Vua Tự Đức từ ngày trang này được viết ra thì mời bạn đọc lại 1 lần đầy đủ. Bà được vua Hiệp Hòa tôn làm Khiêm Hoàng hậu ngay khi còn sống , đến các đời vua sau mới thành Hoàng thái hậu.Giángđàoliễuchi (thảo luận) 18:46, ngày 11 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Eruruu đấy à, dùng một nick cho thống nhất, 2 nick làm chi. Việc này nên đưa ra thảo luận chung, nếu đồng nhất thì sửa cả loạt luôn, chứ cứ sửa lẻ tẻ thế này khó theo dõi, người thế này người thế kia, không thống nhất. Én bạc (thảo luận) 22:57, ngày 11 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
Bạn nhầm rồi, mình không phải Eruruu. Bạn qua trang khác sẽ gặp mình phản đối Eruruu nhiều lần vì cái tật thêm chú thích tiếng hán "vô tội vạ" của bạn ấy. Nhưng ít nhất thì với việc bà Vũ Thị Duyên có được coi là Hoàng hậu hay không thì mình hoàn toàn đồng ý với Eruruu. Còn về việc sửa đồng loạt lại thì ban đầu tất cả các bài này đều được viết dưới dạng Thụy hiệu + Hoàng hậu để có tính đồng nhất, trừ các trường hợp những bà này được biết đến với tên gọi khác quá phổ biến như trường hợp Từ Hi, Từ An, Từ Dụ hay Từ Cung.Các bà Hoàng hậu được truy phong khác thường được biết tới nhiều hơn dưới tước vị khi là phi tần hay thụy hiệu cuối cùng. Vd như nhắc đến Đức phi Ô Nhã thị hay Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu thì ai cũng biết đó là vợ của Khang Hy, mẹ của Ung Chính, bây giờ đổi thành Nhân Thọ Hoàng thái hậu, nói thật lên google cũng chả rõ đó là bà nào, vợ vua nào, mẹ vua nào, triều đại nào. Việc sửa lại tên trang thì các bạn đó cũng tự ý sửa chứ đó không phải là kết quả của bất cứ cuộc thảo luận nào nên mình chỉ đổi lại trang về cái tên ban đầu mà thôi.Giángđàoliễuchi (thảo luận) 12:32, ngày 12 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tôi đã từng thảo luận về việc này năm trước. Không thể dùng cung bậc truy phong (hậu) làm tên chính. Cách gọi các hậu phi hiện chưa thống nhất, nhưng nên dùng tên thật với những người có nhiều "thân phận" như bà này. Đương thời khi chồng bà còn sống chưa từng đưa bà lên ngôi hậu. Nếu gọi là Thái hậu do các đời sau tôn còn có lý, nếu gọi là Khiêm hoàng hậu (danh hiệu do Hiệp Hòa đặt) rất dễ gây hiểu lầm rằng Hiệp Hòa lấy bà làm vợ. Tuy vậy, nếu bạn nhất định bám vào lý do "Khiêm hậu" là danh hiệu có khi còn sống thì nên ghép thêm họ cho những bà có "thân phận éo le" kiểu này (chồng sống không phong hậu, vua sau không lấy cũng phong hậu mà không tôn thái hậu) (= Vũ Khiêm hoàng hậu). Hậu phi trong những triều đại đầu tiên (Tần, Hán, Ngụy, Tấn) vẫn được gọi không bỏ sót họ của các bà, nên gọi theo cách đó (dù có "hậu" hoặc dùng tên húy).--Trungda (thảo luận) 19:08, ngày 1 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời