Thảo luận:Ngày Chiến thắng (9 tháng 5)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Dài dòng quá[sửa mã nguồn]

bài này bên phiên bản en, fr, de (liên quan trực tiếp đến họ) thì người ta viết ngắn gọn đủ hiểu. Còn ở tiếng Việt không hiểu vì sao mà thích dài dòng văn tự vậy, có thể treo biển không bách khoa được. AVAVA (thảo luận) 11:15, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Viết thế là còn ít đấy[sửa mã nguồn]

Nếu ghét thì cứ treo. Có người treo, sẽ có người gỡ xuống ngay. Nhưng nói trước và rõ cho AVAVA biết rằng bên en: có đến 5 bài về Ngày chiến thắng: Victory in Europe Day, Victory Day (9 May), 2008 Moscow Victory Day Parade, 2009 Moscow Victory Day Parade và gần đây nhất, ngày 8 tháng 3 năm 2010, bên en: cho ra đời bài: Moscow Victory Day Parade. Bên fr: ngoài bài 8 mai 1945 còn có thêm bài Massacres de Sétif et Guelma là sự kiện diễn ra đồng thời; bên ru: ngoài bài Ngày chiến thắng còn có đến 6 bài có liên quan gồm:

Viết như ở vi. wiki thế là còn ít đấy. Đã đọc hết các bài đó chưa mà phán thế hả? --Двина-C75MT 11:46, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)--[trả lời]

Vậy thì tách bài này ra làm các bài nhỏ hơn liên quan đi, làm chi mà cứ phải nhét tất cả vô như bài này vậy,. AVAVA (thảo luận) 11:52, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Lập luận chứng tỏ không đọc kỹ nội dung. Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai muốn để bài này làm bài hòa giải giữa các dân tộc sau chiến tranh. Lý do tách không phù hợp với nội dung. --Двина-C75MT 11:58, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)--[trả lời]
Bài viết trên Wiki cần bách khoa cho độc giả dễ hiểu chứ không phải là tài liệu cho một mục đích nào đó, kể cả hòa giải các dân tộc như ý bạn. AVAVA (thảo luận) 12:02, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Wiki không có mục đích nào khác ngoài việc cung cấp thông tin phi lợi nhuận; nhưng phải là thông tin bách khoa, đầy đủ, chi tiết, có những kết nối logic và khoa học chứ không phải như các thông tin báo chí tuyên truyền đọc xong rồi vứt sọt rác. Sự dễ hiểu không bao giờ đồng nghĩa với sự ngắn hay dài. Còn việc hòa giải giữa các dân tộc bảo đảm tính trung lập cao nhất của wiki. --Двина-C75MT 12:08, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)--[trả lời]
Mục đích của Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai "muốn để bài này làm bài hòa giải giữa các dân tộc sau chiến tranh" thì tốt nhưng theo tôi, với bài hiện nay thì mục đích này không đạt được. Khó mà có sự hòa giải khi một bên coi đó là chiến thắng (với các lễ duyệt binh và khen ngợi quân mình...) và bên kia thua được, và phần hòa giải chỉ là một phần quá nhỏ trong bài. Cứ xem hiện nay, các quốc gia phương Tây, (ngoài Nga và vài nước Đông Âu cũ) dù cùng chiến thắng nhưng không gọi ngày này là ngày Chiến thắng mà là ngày Tưởng niệm hay kết thúc chiến tranh, (vài quốc gia bị chiếm trong CTTG II gọi là Ngày giải phóng) thì tinh thần hòa giải chắc là cao hơn nhiều ? Đề nghị Dự án nên có một bài "Ngày hòa giải" riêng theo nghị quyết Đại hội đồng LHQ 2004, từ phần "Ngày tưởng niệm và ngày hoà giải" mở rộng ra, và ở đó nên tránh nói (càng ít càng tốt) ai chiến thắng hay ai đầu hàng mà là tổng kết về các thương vong, tổn thất trong chiến tranh và các hành động cố gắng giải hòa (như là lễ tưởng niệm, chăm sóc mồ mã, các kế hoạch trợ cấp nạn nhân không phân biệt thành phần, tái thiết sau chiến tranh cũng như những buổi lễ hòa giải có sự tham gia của nhiều thành phần, đặc biệt giữa các kẻ đối địch xưa... ? --92.230.50.189 (thảo luận) 05:39, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đúng thế, như tôi đã nói ở dưới, phần này cũng sẽ được tách thành bài riêng. Đương nhiên đã gọi là tưởng niệm và hòa giải thì cái nghĩa chiến thắng là vẫn có nhưng được hiểu theo một nghĩa khác, đó là nền hòa bình chung của nhân loại chiến thắng. IP 92.230.50.189 không nên đánh đồng các lực lượng Quốc xã với dân tộc Đức hiện nay. Lập luận ấy xưa lắm rồi và lập luận ấy mới là thiếu tinh thần hòa giải đấy. --Двина-C75MT 06:31, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)--[trả lời]

Tôi lại nghĩ việc bạn nói tôi "không nên đánh đồng các lực lượng Quốc xã với dân tộc Đức hiện nay" mới là không dẫn chứng và thiếu tinh thần hòa giải. Tôi nói như thế lúc nào, và tôi ở Đức nên tôi rất hiểu điều này. Chắc bạn chưa hiểu ý tôi ? Tôi chỉ nghĩ là không cần thiết (viết như thế thì rất nhiều bài về diễn biến CTTG II đã nói rõ là ai thắng hay thua rồi, không cần thiết nhắc trong 1 bài về hòa giải nữa), đã gọi là hòa giải mà còn nhắc ai thắng ai thua thì hòa giải cái gì và với ai và để làm gì, mục đích gì ? --92.230.50.189 (thảo luận) 06:40, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Trong lời tuyên bố nhân ngày này tại Moskva vừa qua, cả Dmitry Medvedev và Angela Merkel khi đến đặt hoa ở Ngọn lửa vĩnh cứu đều trao đổi và thống nhất với nhau: Đây là chiến thắng của tinh thần nhân đạo của toàn nhân loại. Hoàn toàn không có hàm ý nói ai thắng ai. Bạn không xem truyền hình trực tiếp à? --Двина-C75MT 07:03, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)--[trả lời]

Không cân xứng[sửa mã nguồn]

Nội dung bài này tuy trên danh nghĩa là gộp lại ngày kỷ niệm V-E Day tạy Tây Âu và Ngày Chiến thắng ở Liên Xô và các nước khối Warsaw, nhưng hầu hết chỉ nói về kỷ niệm của Liên Xô. Tôi nghĩ một là nên tách biệt ra thành hai bài khác nhau, hay hai là phải viết cân xứng về ngày lễ này tại các nước khác nhau. Còn đoạn về lễ tưởng niệm năm 2010 thì nên để trong một bài riêng (nếu không thì phải viết cho mỗi năm từ 1945 đến nay). NHD (thảo luận) 18:11, ngày 9 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đề nghị tách phần "Diễn biến các sự kiện trong các ngày đầu tháng 5 năm 1945" và "Nước Đức Quốc xã đầu hàng" ra một phần riêng hay là ghép vào bài nào khác trong chủ đề Chiến tranh Thế giới thứ 2. Đây chỉ là bài viết về một ngày lễ mà lịch sử diễn biến kéo gần nửa trang, không cân xứng. Tại đây chỉ nên có ít dòng tóm tắt về lịch sử diễn biến là đủ, còn phần chính nên đưa sang bài khác. Sau nữa, tên bài "Ngày chiến thắng" là hoàn toàn không thích hợp. Đề nghị đổi tên là "Ngày chiến thắng (9 tháng 5)" hay "Ngày chiến thắng Đức Quốc Xã" hay "Ngày chiến thắng (Sô viết)" hay là "Den Pobedy" vì có rất nhiều Ngày chiến thắng hay Victory Day ở nhiều quốc gia khác nhau. Trang này nên dùng thành một bài định hướng tương tự như en:Victory Day. --92.230.50.189 (thảo luận) 05:21, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tốt thôi, bài này sẽ được tách. Sẽ có đến năm sáu bài con ra đời. Vì vội nên tôi mới làm tạm thế thôi. Ну, погоди! --Двина-C75MT 05:50, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)--[trả lời]

Cũng nói thêm để các bác biết rằng tôi và một số bạn trong dự án Chiến tranh thế giới thứ hai đã cố gắng tìm trong các bản en, fr, de, es, it xem họ có thêm thông tin gì không để đưa vào cho cân nhưng chẳng tìm được mấy. Các bác sang mấy bên đó coi thử. --Двина-C75MT 05:53, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)--[trả lời]

Điều đó chứng tỏ là AVAVA nói ở trên là rất có lý. Bài này không thể coi là chất lượng tốt, tương ứng với tên bài được. Vì chỉ là phần viết về 1 ngày lễ nên phiên bản các ngôn ngữ khác, kể cả ru đều rất ngắn gọn, đâu có dài thậm thượt, ghép linh tinh (với phần diễn biến gần phân nửa) như bên bản tiếng Việt hiện nay. Xin hỏi: Ngày này bên tiếng Nga gọi là День Победы hay Dzień Zwycięstwa ? --92.230.50.189 (thảo luận) 06:14, ngày 11 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Như nhau cả thôi. День Победы (tiếng Nga) hay Dzień Zwycięstwa (tiếng Ba Lan) đều là "Ngày Chiến thắng". --Двина-C75MT 17:06, ngày 13 tháng 5 năm 2010 (UTC)--[trả lời]