Thảo luận:Ngổ trâu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Nguyễn Thanh Quang trong đề tài Người ngoại đạo
Dự án Bộ Cúc
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Cúc, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Cúc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Sau cái link chú thích trong bài và đa số nguồn tiếng Việt trên Internet lại gộp chung ngổ (thân trắng, nấu canh chua và giả cầy) và ngổ trâu (thân mầu tía, mọc dại dưới ao làm thức ăn cho lợn) cùng là Enydra fluctuans nhỉ? Hai loại này rõ ràng khác nhau. Tmct (thảo luận) 09:03, ngày 27 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu không có chú thích sách thì bất khả kháng mới dùng web, các nguồn web có độ tin cậy thấp. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 10:58, ngày 27 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Té ra miền Bắc gọi Enydra fluctuans là "ngổ trâu" còn miền Nam gọi là "rau ngổ" - chính cái tên mà miền Bắc dùng để chỉ Limnophila aromatica (ngò om). Thế nên mới bị nhầm loạn tùng bậy. Tmct (thảo luận) 13:11, ngày 27 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn TMCT đã chỉnh trang lại các bài về rau ngổ, ngổ.... Đúng là có sự lẫn lộn giữa các phương ngữ về các loại ngổ khác nhau. Nhờ TMCT mà có sự minh bạch. Tuy nhiên, hơi thiên vị đấy nhé, tất cả tên tựa đề chính đều đã bị đổi lại và dùng tiếng Bắc, chưa hẳn đã là tiếng phổ thông và dùng trong dân gian nhiều hơn, kể cả ngò ôm là rau thường dùng nhất cuả người Nam. Ở đây, khi tạo bài, tôi đã dùng một tên khá trung dung là rau ngổ đắng (cho ngổ trâu tiếng Bắc và rau ngổ tiếng Nam) rồi... Bạn đừng để người Nam đôi khi có cảm tưởng bị lép và Wikipedia như của người Bắc, vì gần như hầu hết tựa đề, chữ trong bài đều dùng tiếng Bắc, còn tiếng Nam chỉ dùng để phụ thêm. Có thể có một cách trung dung hơn, như trường hợp của Kitô giáo, mặc dù người VN theo Công giáo đông hơn người theo Tin lành rất nhiều, nhưng các thuật ngữ tại đây vẫn dùng nhiều tên tựa đề theo tiếng của người Tin Lành, ăn thua là do ai tạo bài trước và nên có sự nhân nhượng đôi chút. 85.183.146.163 (thảo luận) 14:19, ngày 27 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
Tôi không dùng tên Ngổ đắng vì google thấy ít hơn hẳn ngổ trâu.
Chẳng phải vì thiên vị, cái này tôi đã để ý và hỏi người lâu năm hơn xem quy tắc đặt tên như thế nào. Thành viên:Vương Ngân Hà đã khẳng định là "dùng tiếng phổ thông" (cụ thể ở đâu thì tôi không nhớ). Truyền thống vậy thì tôi cứ làm thôi.
"Wikipedia như của người Bắc". Thế người Nam làm thế nào khi sách giáo khoa phổ thông "như của người Bắc", từ điển bách khoa "như của người Bắc", đương kim chủ tịch nước và thủ tướng là người Nam nhưng văn kiện của chính phủ "như của người Bắc"? Giả sử nếu sửa SGK, WP cho có cả văn phong ngôn ngữ của người Nam rồi thì có đến lượt người miền Trung thắc mắc?
Tất nhiên, vì WP mở nên nếu cộng đồng đồng ý văn WP tha hồ sử dụng phương ngữ (hiện giờ không ít bài dùng tiếng miền Nam đâu) thì tôi cũng chẳng nói gì nữa. Chỉ hơi thắc mắc là khi để tự do vậy thì có dẫn đến tranh chấp vùng miền xung quanh cái tên bài hay không.
Tmct (thảo luận) 22:28, ngày 27 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, có một cái lý quan trọng cho việc dùng tiếng phổ thông: không phải người Việt nào cũng hiểu phương ngữ của vài vùng khác (chưa nói đến nhiều vùng khác), nhưng có thể nói người nào cũng hiểu tiếng phổ thông (do được học trong SGK và xem TV). Vậy nên tiếng phổ thông cho các bài viết tại WP sẽ là dễ hiểu nhất với nhiều người nhất.
Ví dụ về khó khăn với phương ngữ: tôi đã mất rất nhiều công tra Internet mới vỡ ra được "rau ngổ" trong tiếng Bắc và "rau ngổ" trong tiếng Nam là hai từ đồng âm khác nghĩa.
Tmct (thảo luận) 22:37, ngày 27 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Người ngoại đạo[sửa mã nguồn]

Tôi lại có thắc mắc nữa về cái tên rau cần nước liên quan đến mô tả trong bài, vì tôi thấy người ta vẫn hay gọi cần nước cho loại cây có lá giống như cần tây, thân dài khoảng 50cm đến 150cm, thân có đốt, ruột rỗng, đường kính khoảng 2-3mm đôi khi lớn hơn [1] [2]? không biết nó còn tên gọi khác không.Tranletuhan (thảo luận) 01:03, ngày 28 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong sách của Đỗ Tất Lợi không thấy tên gọi cần nước, còn ngổ đắng là theo tài liệu nào? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 03:38, ngày 28 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời