Thảo luận:Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hiện tôi có vài công việc trong và ngoài WP, vì thế tôi chỉ viết được đến đây thôi! Hy vọng bạn nào quan tâm sẽ viết thêm bằng tài liệu VN thời hiện đại hoặc là "Việt Nam sử lược", "Lịch triều tạp kỷ",...!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 11:26, ngày 28 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Phần Quan hệ với Xiêm La trong bài thực chất là chiến tranh, chưa phải là ngoại giao giữa 2 bên.--Trungda (thảo luận) 02:41, ngày 29 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Vậy anh Trungda muốn làm gì? 1) đổi tên bài thành Đối ngoại thời Tây Sơn, 2) Xóa bỏ phần đó!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 02:47, ngày 29 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Chỉnh lý nội dung cho phù hợp tên bài. Cân nhắc tạo bài khác về "Đối ngoại", với nội dung bao hàm cả các cuộc chiến với nước ngoài, để chuyển nội dung sang đó. Tuy nhiên cần lưu ý rằng 2 cuộc chiến lớn với ThanhXiêm đã có bài độc lập, chỉ còn những nội dung khá nhỏ có thể đưa vào về đối ngoại (quân sự) với Chân LạpVạn Tượng.--Trungda (thảo luận) 11:31, ngày 29 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Vậy anh muốn chúng ta tạo bài Chiến tranh thời Tây Sơn trong tương lai? Ngoài ra, nếu đúng như vậy thì Đối ngoại thời Tây Sơn mãi mãi chỉ là 1 bài màu đỏ mà thôi?:))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 11:33, ngày 29 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Không, Chiến tranh thời Tây Sơn thì 90% nội dung trùng với nhà Tây Sơn (triều đại chủ yếu để lại dấu ấn là võ công) rồi, không nên tạo. Tạo bài Đối ngoại thời Tây Sơn cũng như tạo bài "Kinh tế triều đại ABC" khi đã có các bài độc lập về từng lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và thương mại của thời kỳ đó - làm cũng được nhưng tránh nhất là chép nguyên (từ bài này và từ bài nhà Tây Sơn, từ bài Đống Đa, Rạch Gầm...) mà cần tổng hợp tóm lược. Anh chưa tính tới khả năng này. Bài này chắc chỉ giới hạn trong 2 nước Xiêm-Thanh, còn đối ngoại thì bao gồm cả Chân Lạp và Vạn Tượng. Có thể đưa thêm 1 mục "quan hệ với Chân Lạp và Vạn Tượng" vào bài nhà Tây Sơn hơn là tạo 1 bài với đa số nội dung trùng với các bài đã có như vậy.--Trungda (thảo luận) 12:41, ngày 29 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Xin đặt tên bài cụ thể hơn: Ngoại giao [của cái gì đó] thời Tây Sơn. chứ tên đang dùng chưa rõ nghĩa lắm. Trình Thế Vânthảo luận 18:09, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Có lý, bạn có thể đề xuất tên mới. --Duyphuong (thảo luận) 04:55, ngày 2 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Dễ thôi, tên mới sẽ là Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn. Theo mẫu mà mấy cuốn sách về ngoại giao Việt Nam đã dùng: "Ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước", "Ngoại giao Việt Nam thời Lý-Trần"... --Двина-C75MT 05:46, ngày 2 tháng 7 năm 2010 (UTC)--[trả lời]

Đồng ý!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 07:03, ngày 2 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Giả vương[sửa mã nguồn]

  • Chỉ một mình "Đại Nam chính biên liệt truyện" nhầm. Còn các tài liệu khác đều ghi là Phạm Công Trị. Hai ông Bích, Và Phụng chưa khảo kỹ nên đã cẩn thận ghi cả 2 thông tin vào. Bang giao hảo thoại do chính Ngô Thì Nhậm viết, nói rất tỉ mỉ chuyến đi này. Tôi sẽ đưa vào bài chi tiết hơn. Chữ Nguyễn Quang Hiển đây (显) "阮惠遣阮光显向清朝请和". --Duyphuong (thảo luận) 12:34, ngày 30 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tránh sửa đổi mâu thuẫn[sửa mã nguồn]

Khi tôi treo bảng đang viết, xin đừng ai sửa đổi. Nếu cần, tôi để các bạn viết trước. --Duyphuong (thảo luận) 13:33, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi bác Duyphuong, cháu sẽ ko sửa đổi nữa trước khi biển được gỡ!:))--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 13:51, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Nếu tôi còn treo biển. Vì đã có phác thảo trong đầu rồi. Xin đừng ai sửa gì cả. Cám ơn. --Duyphuong (thảo luận) 16:12, ngày 1 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Khi mới đến với Wikipedia, bài đầu tiên tôi đọc là bài Nguyễn Huệ. Thấy bài viết "hoành tráng" quá và rất khoa học, nhưng mục Bang giao với nhà Thanh thì lại thấy sai cơ bản, thế là tôi sửa. Tôi không biết bắt đầu sửa như thế nào, loai hoai mãi thì mới phát hiện ra là bỏ hai dấu (==) đi thay hai dấu ([[) rồi ấn lưu trang thì có chỗ viết. Thế là viết mà không biết mình đã tạo ra một bài mới, cứ đinh ninh là nó vẫn nằm trong bài Nguyễn Huệ (các bạn xem lịch sử của bài sẽ thấy đoạn tôi sửa lúc 11h43 17-6-2009). Những điều ngớ ngẩn ấy đã tạo ra bài Bang giao với nhà Thanh không ăn nhập vào đâu cả. Sau thảo luận với Trungda (mục: Bang giao với nhà Thanh, trong bài Nguyễn Huệ); qua gợi ý của Trungda tôi có ý định viết bài này, nhưng đọc tài liệu thấy có nhiều cứ liệu nhưng thật khó xắp xếp, khó biên tập thành bài theo trình tự thời gian. Bang giao hảo thoạiBang giao tập là những tài liệu quý nhưng chưa được quan tâm đến nhiều. Hy vọng sau khi bài này được viết rồi, những người có trách nhiệm về lịch sử của dân tộc sẽ biết đến Bang giao hảo thoại vốn dĩ không phải là những tác phẩm độc lập hoàn chỉnh mà chỉ là những tập hợp, sao chép văn thơ Ngô Thì Nhậm đã làm trong nhiều năm nhưng vẫn còn khá lộn xộn, lẫn lộn giữa Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích. Hy vọng sẽ có một công trình nghiêm túc, công tâm về Bang giao hảo thoại và xuất bản cuốn sách này để mọi người đều biết. --Duyphuong (thảo luận) 18:55, ngày 16 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bác có "Bang giao hảo loại", vậy thì quá tốt! Quả như bác nói, đây cũng là tài liệu ít nghe nhắc đến!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 01:49, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]
    • Theo Văn Tân: Bang giao hảo thoại là của Ngô Thì Nhậm, ông ghi lại những văn kiện ngoại giao giữa Tây Sơn Và nhà Thanh; còn Bang giao tập là ghi lại những sự kiện ngoại giao giữa Tây Sơn và nhà Thanh do Ngô gia văn phái biên tập.

Những bản chép tay còn lưu giữ được này rất có giá trị, nó là các nguồn sơ cấp đáng tin cậy hơn cả, giúp chúng ta hiểu đúng hơn về những sự kiện ngoại giao; Hàng binh chiếu ta biết con số chính xác quân Thanh là 29 vạn, Trần tình biểu, Thỉnh hoàn Hưng Hóa thất châu chi địa biểu, Dụ Tàu ô chiếu, Biểu cầu hôn, Chiếu khuyến nông... Những quan điểm sai lạc về từng vấn đề trong ngoại giao Thanh-Việt đã được hiểu đúng như nó đã từng xẩy ra qua các văn kiện này. --Duyphuong (thảo luận) 02:26, ngày 17 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Lịch triều tạp kỷ[sửa mã nguồn]

Xin trích ra đây để mọi người tham khảo:

Tháng 2 (1789), vua Thanh tiếp được biểu văn của Tôn Sĩ Nghị, đùng đùng nổi giận, lập tức xuống chiếu chỉ nói rằng giặc Tây Sơn Nguyễn [ Bình tội không thể tha được, đặc sai Ngự tiền nghị chính đại thần, kinh diêm giảng quan, thái tử thái bảo. Lịa bộ thượng thư kiêm Binh bộ thượng thư, Đô sát viện hữu đô ngự sử, Tổng đốc Quảng Đông, Quảng Tây các xứ, kiêm lý lương hướng diêm khóa, nhất đẳng Gia Dũng Công Phúc Khang An, người Mãn Châu, xuất thân từ chân ấm sinh cờ vàng (vào nội các) chỉ huy binh mã các tỉnh Lưỡng Quảng), Vân Quý sang An Nam đánh Nguyễn Quang Bình (trước tên là Văn Huệ, sau khi xưng Đế mới đổi là Quang Bình) và triệu Tôn Sĩ Nghị về kinh đô đợi lệnh. An Nam quốc vương Lê Duy Kỳ cùng bọn thân thuộc thì cho ở lại Quế Lâm, tất cả do Phúc An Khang tuỳ nghi xử trí.

Các tiến sĩ triều Lê như Ngô Thị Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và bọn cống sĩ văn chức Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Đào Xuân Lãng lần lượt về hàng, Nguyễn Quang Bình trao quan chức cho từng người, cho tham gia vào việc thảo từ lệnh bang giao. Nguyễn Quang Bình bàn định nộp cống cầu phong, liền sai thảo bức thư trình bầy tình hình vua Lê chúa Trịnh của nước An Nam, và các duyên do khiến Quang Bình nổi dậy đánh dẹp, xin nhận tội và đầu hàng. Trước sai người đến cửa Lạng Sơn trao cho Quảng Tây phân tuần Tả giang binh bị đao Tổng lý biên vụ Thang Hồng Nghiệp (Hồng có sách chép là Hùng) dặn xin chuyền đạt chu tất, để thành việc hòa giải.

Hành tướng Tây Sơn là Ngụy thái bảo Tham âm mưu làm phản, việc bị phát giác, bị chúa Nguyễn giết.

Tháng 3, Nguyễn Quang Bình từ Thăng Long trở về Phú Xuân để lo liệu việc nước, sai bọn đại Đô đốc Phan Văn Luân, đô đốc Nguyễn Văn Danh, Đặng Văn Trực, Nguyễn Văn Dụng chi nhau dẫn các quân thuỷ bộ, cùng ở lại giữa 11 trấn là thành Thăng Long, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam, Tuyên [Quang], Hưng [Hóa], Lạng [Sơn], Thái [Nguyên], Yên Quảng, Cao Bằng. Mọi việc quân, việc dân, đều do bọn Phan Văn Luân trông coi. Đô đốc Tuân Nhuận hầu trấn thủ Kinh Bắc, Giảng Hòa hầu làm Hiệp trấn. Đô đốc Đinh Công Thái trấn thủ Lạng Sơn, Nguyễn Ninh Trực làm hiệp trấn, Quang Bình đến Thanh Hoa, sai đô đốc Tuấn Đức hầu quản lĩnh biền binh của Nam khuông đạo, Miêu trường hầu quân lĩnh biền binh của Nam khuông đạo ở lại trấn thủ Thanh Hoa.

Quảng Tây Tả giang đạo Thang Hồng Nghiệp tiếp được Thư của Nguyên Quang Bình, nhận sẽ lo cho xong chuyện, phi báo trả lời, bảo Quang Bình cho một viên quan tới cửa quan để chờ xét. Quân của Tổng đốc Phúc An Khang đến thành Quế Lâm tỉnh Quảng Tây, Tôn Sĩ Nghị nói với An Khang rằng: “Giặc Tây Sơn Quang Bình chống cự lại, tội ấy không thể dung tha. Nhưng nơi man đạo hoang vu, lam trướng độc hại, rất khó công thủ, chi bằng chiêu dụ là hơn. Khang An cũng ngại dùng binh, liền đóng quân ở Quế Lâm, sai truyền hịch dụ Quang Bình trước, để xem ý tứ của Quang Bình ra sao”.

Nguyễn Quang Bình trở về đến Phú Xuân, chuyên chú việc sửa lễ cống xin phong vương. Mọi thư từ trao đổi với nội địa, đều trao cho bọn Ngô Thị Nhậm, Phan Huy Ích sạon thảo thi hành, Lại sai Nội hầu Đại tướng quân Chấn quận công Phan Văn Lân tuỳ nghi lo liệu mọi việc bang giao. Sai quan trấn thủ Lạng Sơn chuẩn bị sắm lễ vật tiếp kiến (hai con trâu, một gánh gạo) đợi có lúc dùng đến, lại sai chau ruột là Nguyễn Quang Hiển và bồi thần là bọn Nguyễn Hữu Trù, Vũ Huy Tấn kính đem một đạo biểu văn, hai tờ bẩm, tới cửa Nam Quan trấn Lạng Sơn chuyển giao cho quan Tả giang đạo Thang Hồng Nghiệp, xin chuyền đạt trước, vẫn ở lại cửa quan để chờ khi Tổng đốc Gia Dũng công đến cửa quan, thì thay Quang Bình làm lễ yết kiến, và trình bầy tình hình trong nước, khẩn thiết xin đề đạt cho.

Ngày 20, Nguyễn Qung Bình viết thư cho quan Tả giang đạo Thang Hồng Nghiệp nói: “Nay nghe đại hoàng đế mới sai đại thần là Gia Dũng công làm tổng đốc Lưỡng Quảng. Tôi ở nơi xa xôi hẻo lánh, vẫn nghe tiếng Gia Dũng công lòng như biển cả dung, uy vọng cao như vì sao Bắc Đẩu, rất được đại hoàng đế tin yêu. Nay ngià lại sắp có việc ở nước Việt, tới cửa Nam Quan, nhất định có thể theo lòng nhân nuôi dưỡng của đại hoàng đế để vỗ yên chốn hạ ấp này. Lòng thành kính của tôi xưa nay chưa diễn đạt được, hẳn sẽ được một phen bộc bạch. Cũng định tự mình lên ngay cửa quan, khấn đầu khẩn thiết, để xin đợi lênh quan thừa hiến. Nhưng vì nước vừa xây dựng, không được một phút rảnh tay, hiện nay chưa thể rời xa đô thành. Vậy xin soạn tờ bẩm, sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển tới cửa quan thay tôi thân hành làm lễ, đợi mệnh ngài phán xét. Việc đổi thay ở nước tôi, có rất nhiều rắc rối ở trong, cùng với lòng thành sợ trời, thờ nước lớn của tôi, hẳn ngài cũng đã rõ cả. Cúi mong ngài cố sức cho được vẹn toàn, chuyển bẩm lên quan thượng hiến. Đồng thời chỉ bảo cho bọn bồi thần nước tôi các nghi lễ yết kiến quan trên. Và cánh trình bầy tình hình trong nước, may mà được phép tâu lên trên và được dựa vào uy sủng của thiên triều, được liệt vào hàng phiêu thần, thì thực hân hoan xiết kể”. Nguyễn Quang Bình ra lện sai hiệp trấn Lạng Sơn Nguyễn Ninh Trực cùng với Nguyễn Hữu Trù, Vũ Huy Tấn đều đến đợi lệnh ở cửa quan. Sai Tô Xuyên hầu Lê Doãn Điều thay làm hiệp trấn.

Tổng đốc Phúc An Khang biết Nguyễn Quang Bình có ý xin hàng, liền đích thân đem đại quân binh mã đến thẳng trấn Nam Quan đóng quân và chỉ huy chung. Bấy giờ người trong nước là bọ Lê Duy An (chú của Duy Kỳ, tước trung Quận công), Đinh Nhạ Hành, Đinh Lệnh Dẫn (đều là thân thuộc của Nhưỡng quận công ở Hàm Giang), Đồng Dịch, Lê Doãn (đều là quan xuất nạp của Lê Duy kỳ), Trần Huy Lâm (người huyện Nam Trực, là quan nội hàm của Lê Duy Kỳ), Lê Hạo (vốn quản lĩnh hậu kính kỳ bình) Phan Khải Đức (người An ấp, Hương Sơn, khi Nguyễn Quang Bình đánh ra Bắc, lấy làm trấn thủ Lạng Sơn. Quân Thanh sang, lại đầu hàng nhà Lê), Bế Nguyễn Cung, Bế Nguyễn Hổ (đều là phiên mục Cao Bằng) đến từ các cửa ải chạy trốn vào Trung Quốc (An thì vào từ cửa Du, Hành, Dẫn và hơn 10 bộ thuộc thì vào từ cửa Khẩu Thuỷ ở Long Châu; bọn Lâm, Hoãn, Hạo, Đức vào từ cửa Nam Quan, Lạng Sơn; bọn Cung, Hổ vào từ cửa Cao Bằng) lục tục đến cửa quan ải. Khang An cấp lương ăn cho từng người, tạm đặt Phan Khải Đức làm Liễu Châu đô ty, Đình Nhạ Hành làm thủ bị Tuyên Châu, Bế Nguyễn Hổ làm chức Bách tổng, những người còn lại đều bố trí cho về các nơi, duy có An cùng Lâm, Doãn và Hạo thì cho vào Quế Lâm theo Lê Duy kỳ.

Phúc An Khang lại hịch văn dụ Nguyễn Quang Bình đến quan ải xin tạ tội, giao cho quan Tả đạo chạy đưa. Tháng ấy, ngày 29 hịch đó tới trấn Lạng Sơn, quan đợi lệnh là Nguyễn Hữu Trù, Vũ Huy Tấn, Nguyên Ninh Trực sai người từ dịch trạm chuyển về Phú Xuân đệ trình.

Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 6, Nguyễn Quang Hiển đến Lạng Sơn. Trước hết, đem biểu văn, tờ bẩm và các lễ vật đệ trình quan Tả giang đạo Thang Hồng Nghiệp xin chuyển lên cho Chế hiến đại nhân, cho phép định ngày cho qua cửa ải để làm lễ yết kiến. Hôm đó, hầu mệnh quan là bọn Nguyễn Hữu Trù phúc bẩm quan Tả giang đạo Thang Hồng Nghiệp đại ý nói: Quốc trưởng nước tôi đã xem thư và những lời thân dụ, biết thịnh tình chiếu cố của đại nhân, quả là chân thực, cũng định dích thân đến ngay quan ải, để trược tiếp đợi lệnh của quan thừa hiến, nhưng vì nước mới dựng lên phải chăm lo vỗ yên, không có lúc nào được nghỉ, chưa thể xa rời đô thành. Vừa rồi đã sai thân thuộc là Nguyễn Quang Hiển tới quan ải để thay mặt cử hành lễ yết kiến, sau trước một lòng không hề có ý đắn đo cân nhắc. Nhưng vì dọc đường nhiều khe suối, mùa nước lên đi lại khó khăn, nên thế nào cũng có bị chậm lỡ. Đại để trong ngày 15 hoặc 16 tháng này sẽ tới trấn thành Lạng Sơn, vậy xin bẩm trước.

Bề tôi nhà Lê là bọn Trường phái hầu Lê Doãn Quýnh, hiệp trấn Mậu Nghệ, chỉ huy Siêu Lĩnh hầu Lê Trị, Hàm lâm Lý Bỉnh Đạo (Đạo có sách nghi là Tạo, có sách nghi là Lý Gia Du), tri phủ Nguyễn Trù, Trịnh Hiến… đi lại vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, chiêu dụ thổ hào để lo việc khôi phục nước cũ. Nhưng mưu đồ không thành, bèn trốn cả sang nội địa (Trung Quốc) tới chỗ cụ lớn Tống là quan Hưu giang đạo xin được gặp quốc quân. Cụ lớn Tống giữ họ lại ly sở, rồi bẩm lên đốc phủ bộ viện.

Ngày 19, Phúc An Khang cho phép bon Nguyễn Quang Hiển, Nguyễn Hữu Trù, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Ninh Trực qua cửa quan để làm lễ yết kiến. Khang An thăm hỏi chu tất, nhận biểu của Nguyễn Quang Bình, cho chạy tâu giúp. Còn lễ cống thì hãy tạm để ở cửa quan đợi khi có lệnh, sẽ báo để đệ trình. Khang An trực tiếp dụ bảo bọn Hiển, Trù biết rằng: Quốc trưởng các người lên tới trước cửa ải để yết kiến. Còn cống vật thì phải thêm 4 hoặc 2 con voi đã thuần dưỡng để sẵn sàng dâng nộp. Ngày 20, Khang An đặt tiệp khoản đãi bọn Hiển, Trù. Lại ban cho các hạng tơ lụa và thẻ bài bạc, bảo trở về kinh thành chờ đợi. Hôm sau, Nguyễn Quang Hiển nghe biết Phúc An Khang có ngày mừng sinh nhật, liền sai hiệp trấn Lạng Sơn Nguyễn Ninh Trực đưa tặng lễ mừng thọ và tờ bẩm tới hành dinh của Khang An chúc Mạn lục mùng. Tờ bẩm có đoạn viết: Cúi xét: Quan Thượng hiến Tôn đại nhân dòng dõi nhà vua cao quý, đời đời làm quan rường cột, giúp rập triều đình, kiêm cả quan võ quan văn, vừa có đức vọng, vừa có tài trí, đã nhiều phen trải gác vàng, phiên trấn. Bên ngoài là bề tôi can thành, bên trong là người tâm phúc. Danh tiếng lừng lẫy khắp nơi; phúc lớn tựa trời lớp lớp. Cõi Man vừa vung cờ soái, tiết đương xuân gặp buổi giáng linh, ngay hạ ngưỡng vọng thọ tinh, học thức đỉnh Hoa Sơn cao mãi.

lại nói, bọn Nguyễn Quang Hiển có tờ bẩm trần tạ đệ trình Phúc Khang An. Tờ bẩm đại ý nói: Cúi xét, Thượng hiến đại nhân, văn võ gồm hai, nổi danh tài lược. Ngọc thụ liên hương, thân tại buồng phổi nhà trời; hoàng phi tế mĩ, đức là ruột gan đế thất. Tả hữu trăm bề giúp rập, sớm khuya thoả chí gần xa. Là chỗ dựa đã trải qua thử thách, vạch mưu mô kiêm chất ngọc vị cao. Là bảo khí ngăn giữ nguy nan, nguyện kế tiếp công lao to lớn. Nơi nơi vui thấy chim phượng sao trời, chốn chốn đều nhìn Thái Sơn, Kiều mộc. Đóng giữ đất Mân đã vang khúc hát bóng Cam đường, chuyển xe cõi Việt lại trải mưa xuân nhuần mầm nẩy. Bọn tôi ở cõi xa xăm hẻo lánh, đã từ lâu hâm mộ danh cao. Gõ cửa quan mà ngưỡng vọng đức uy, may được thấy ánh trời soi xét tới. Lạm dự tiệp được hưởng no nhân nghĩa, lại ơn sâu tắm gội vẻ vang. Chẳng những là nỗi mùng của kẻ hèn kém này, mà thực là tăng thêm danh giá cho hạ quốc. Kính xin trình bầy cảm tạ.

Bọn Nguyễn Quang Hiển ở cửa ải viết sẵn bài khải, sai bồi thần Vũ Huy Tấn theo đường dịch chạm chuyển về Phú Xuân báo cho Nguyễn Quang Bình, và kể rõ các khoản trong lời dụ của Phúc Khang An.

Nội hầu Chấn quận công sai thủ dịch là cai cơ mưu lược hầu đem tờ giấy kê danh mục các thứ bạc, lụa, hương, sáp, hồ tiêu, quạt ngà voi, quạt trúc, gấm vàng, giấy tiên, cùng bút mực giao ở Lạng Sơn. Quan trấn thủ chiểu theo số lĩnh nhận đẻ sửa sang bang giao.

Bạc: 70 dật, lụa 100 tấn; hồ tiêu 30 cân; quạt ngà 30 chiếc, quạt trúc 200 chiếc, sợi tơ trắng 3000 cuộn, sáp hương 100 lọ, kim tiêu 10 tờ, gấm Bắc 1 bức, giấy gấm 150 tờ, giấy hội 100 tờ, giấy Quảng 500 tờ; giấy tinh khiết 30 tờ; bút 50 chiếc, mực 50 thỏi, thuốc lá 30 cuộn.

Ngày 25 Nguyễn Quang Bình nhận được tờ khải của Nguyễn Quang Hiển kể rõ các khoản, liền sai soạn thảo bức thư cảm ơn quan Tả giàn đạo Thang Hồng Nghiệp. bức thư đại ý nói: Tâm sự trước nay của tôi, bỗng đâu ngang trái, đang phấp phổng kinh hãi, chưa biết bộc bạch ra sao, may nhờ ân công như sừng tê soi bóng nước, nên nỗi lòng thầm kín mới được xét tới. Ngài đã vì tôi mở một con đường cho sửa lỗi theo mới, lại vì tôi tác thành cho mọi việc tốt đẹp, lo cho vẹn toàn trước ngài chế hiến đại nhân: đem ngọc quý thay cho giáp binh, khiến nước nhỏ được nhờ ơn ban tới. Kính nghĩa: có lượng cả mênh mông như biển lớn, có tài cao xoay chuyển khắp 8 phương, lại đem lòng thành mà giúp đỡ cho, thì đến Đỗ Nguyễn Khai coi khinh áo cừu, Quách Phần Dương cởi bỏ giáp trụ cũng không hơn thế! Không chỉ một mình tôi xúc động vui mừng mà thực là cả nước ai ai cũng khắc nghi mãi mãi. Vậy nên từ chốn xa xăm, kính tỏ lòng cảm tạ.

Phúc An Khang rút quân về Quế Lâm, bãi hết quân lĩnh các tỉnh, cho họ trở về quê quán. Khang An mở tiệp lớn, mời Lê Duy Kỳ tới dưới trướng cho ngồi dự tiệp, bảo kỳ rằng: “Mùa hè nóng bức, không có lợi cho việc đánh dẹp phương Nam. Hãy tạm nghỉ quân đợi tới màu thu mát mẻ sẽ điều động”. Tiệp xong, lại bảo Duy Kỳ: “Ngày ra quân không còn xa nữa, vương lên dẫn bề tôi của mình đi tiền đạo. Nhưng ăn mặc theo lối người An Nam thì trước đã bị quân Tây Sơn làm nhục. Trước đây Tôn Sĩ Nghị thua quân chính vì thế. Chi bằng gọt tóc đổi áo quần cho giống người Trung Quốc để quân Tây Sơn trông thấy không thể phân biệt được, chỉ thấy là nhung phục của tiên triều, lòng dạ kinh hãi, bấy giờ ta thừa cơ tiến đánh, thì công lớn có thể thành được. Sau khi thu phục được nước rồi, lại vẫn theo về tục cũ. Đó là mưu kế dùng binh, xin vương suy nghĩ cho”. Duy Kỳ tin là thực, trả lời: “Tôi bỏ mất xã tắc, được thiên triều thương mà cứu cho, cả nước rất cảm phục, ăn mặc theo lối Bắc cũng xin tuân lệnh, điều đó có gì đáng ngại”. Thế rồi cùng với những người đi theo đều gọt tóc, đổi áo quần, y như người Thanh vậy. Khanh An rất mừng vì kế của mình đã thành, để cho họ ở với nhau tại biệt quán ngoài thành, đem tiền bạc ban cho rất hậu, ân cần khoản tiếp. Nhưng lại ngầm sai người mang tờ biểu tâu với vua Thanh, nói là Lê Duy Kỳ tự nguyện yên tâm ở lại đất Trung Quốc, không có ý định xin viện binh nữa. Ông ta và những người cùng đi đều đã gọt tóc đổi y phục rồi. Bấy giờ Khang An chủ ý muốn chiêu dụ Quang Bình hơn là dùng binh. Quang Bình nhòm biết được ý định ấy, thường sai Ngô Thị Nhậm viết thư, dùng lời nói khéo, đem lợi để nhử, thác cớ quanh co, cốt cho mình được phục vụ thiên triều, sửa lễ nạp cống, cầu mong ân mệnh. Phúc An Khang vốn đã nhận rồi, nay Quang Bình lại viết thư và chuẩn bị lễ vật, đem gửi cho quan nội các Trung đường Hòa Khôn (Hòa Khôn từ Chánh hoàng kỳ giám sinh vào làm quan nội các, ban đầu cùng với Phúc An Khang coi giữ các phiêu viện) để cho trong ngoài phối hợp, khuyến vua bãi quân Nam chinh, đừng gây hấn khích ở biên cương nữa, để cho thành việc xin theo mệnh thiên triều của Quang Bình, Duy Kỳ chỉ nóng lòng lo phục quốc, ban đầu chưa biết chuyện đó lên bị họ lqà dối.

Tháng đó, Phúc An Khang gửi trát đòi bộ thuộc của Lê Duy Kỳ là bọn Lê Doãn Quýnh từ tựu ở Quế Lâm, để cùng họ bàn việc phục quốc. Bọn Quýnh vào, thây Khang An không hề nói tới chuyện phục quốc ra sao, chỉ dụ họ mỗi điều là gọt tóc đổi y phục. Quýnh biết mình bị lừa, nói thẳng trước mặt Phúc An Khang rằng: “Bọn tôi đầu có thể cắt, chứ tóc không thể cắt được!” Khang An nổi giận, lại giao Quýnh cho quan Hữu giang đạo Tống lão gia an trí tại Địa Nghiêm, châu Minh Ninh (để quản thúc)... --Duyphuong (thảo luận) 15:48, ngày 7 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Sắc chỉ của Càn Long[sửa mã nguồn]

Đáng chú ý là sau đó, vua Càn Long xuống chỉ cho vua Quang Trung đại ý nói. Đáng chú ý mà bác cá cảnh này lại không đưa được toàn văn vào, thật tiếc. --113.162.245.171 (thảo luận) 10:45, ngày 14 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]

  • Ừ! Đúng là đáng chú ý, nhưng bác cá cảnh đưa toàn văn vào thì lại không hợp, đưa ra đây cho các bạn tham khảo. Nhưng các bạn cũng lưu ý rằng (theo ông Phan Huy Lê): Vua Quang Trung phê vào tờ tấu của các tướng Bắc Hà về việc vua Càn Long đòi cống voi rằng: Thằng Càn Long nó muốn xin voi thì chọn con nào cụt vòi mà mang sang cho nó

Vua Thanh vui mừng chuẩn y cho Nguyễn Quang Hiển vào chầu, và gửi cho vua Quang Trung một đạo dụ đề ngày 3 tháng 5 năm Càn Long thứ 54 (27/5/1789), nguyên văn như sau:

Sắc dụ An-Nam Nguyễn Quang Bình rõ: Cứ lời tâu của bọn Hiệp Biện Ðại Học Sĩ Tổng-đốc Lưỡng-Quảng Công-tước Phúc Khang An rằng ngươi sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển đến quan ải xin hàng, dâng biểu và cống vật. Biểu đã được trình lên, duyệt khán nội dung xưng rằng trước kia ngươi có đất riêng tại Quảng-Nam, không phải là bầy tôi của họ Lê. Năm ngoái đã từng đến quan ải trình bày nguyên do việc gây hấn với họ Lê, nhưng quan lại tại biên giới bác thư, không đề đạt lên trên.

Rồi quan binh xuất quan chinh tiễu, đến ngay thành nhà Lê. Vào tháng giêng đầu năm này, ngươi đến thành nhà Lê muốn gặp Lê Duy Kỳ để hỏi tại sao lại mời quan binh đến; không ngờ quan binh thấy bọn ngươi, thì xông lên chém giết. Bọn thủ hạ của ngươi trong lúc hoảng hốt khó có thể bó tay chịu trói, lại gặp lúc trên sông cầu bị đứt, nên gây tổn thương cho quan binh, rất lấy làm sợ hãi. Mấy lần sai người gõ cửa quan ải chịu tội, lại đưa quan binh chưa ra khỏi quan ải trở về; những người giết hại các quan Ðề, Trấn đã bị chính pháp. Bản ý muốn đến cửa khuyết để trần tình chịu tội, nhưng trong nước mới gặp cảnh binh đao, lòng người mê hoặc vẫn chưa được ổn định, nên kính cẩn sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển mang biểu đến kinh khuyết để làm lễ chiêm cận [7]. Lại theo lời Nguyễn Quang Hiển bẩm xưng, ngươi chờ đến lúc việc nước tạm yên, cũng sẽ xin đích thân đến kinh khuyết chiêm cận.

Họ Lê tại An-Nam là kẻ bề tôi của Thiên triều, cung kính tiến cống đã hơn một trăm năm nay, còn ngươi tại Quảng-Nam trước đây chưa từng triều cống. Năm ngoái mẹ và vợ Lê Duy Kỳ đến cửa quan ải khống tố ngươi làm loạn chiếm nước, cầu xin mang quân cứu viện. Việc này liên quan đến thể thống của Thiên triều “vỗ về nước nhỏ, làm sống lại dòng kế vị bị diệt” nên viên Tổng-đốc tiền nhiệm là Tôn Sĩ Nghị xin mang quân xuất quan. Ngươi tuy đã từng gõ cửa quan ải xin biện bạch, nhưng các viên quan tại biên thùy từ trước đến nay chỉ biết đất An-Nam có họ Lê cai trị, chưa từng biết có họ Nguyễn, nên bác trả lại nguyên đơn và đã tâu lên Trẫm việc này, cách liệu biện như vậy là đúng.

Qua viên Tổng-đốc Tôn Sĩ Nghị tâu về việc sau khi khắc phục thành nhà Lê, Trẫm cho rằng trong nước này có nhiều sự rối ren, Lê Duy Kỳ lại khiếp nhược không có khả năng, xem ra ý trời đã chán ghét họ Lê rồi! Trẫm từ trước tới nay liệu biện công việc không bao giờ làm trái lòng trời, bèn lập tức ra lệnh Tôn Sĩ Nghị rằng thành nhà Lê đã khôi phục, đáng cho triệt binh. Nhưng Tôn Sĩ Nghị chưa có thể tuân chỉ để triệt thoái lập tức, dây dưa ngày tháng, rồi ngươi mang đồng bọn đến thành nhà Lê muốn gặp Lê Duy Kỳ để vặn hỏi; quan binh tại đó há lại ngồi yên, bèn dõng cảm cùng với bọn ngươi đánh nhau, bộ hạ của ngươi sợ chết chống cự, khiến tổn thương quan binh. Các Ðề, Trấn cùng các quan binh lâm trận quyên sinh, Trẫm hết sức thương xót; đã cho ưu đãi thưởng tuất, phong Hứa Thế Hanh tước Bá, hai Ðề-đốc thì con được thế tập và đều được thờ tại Chiêu-Trung-Từ để tưởng lệ. Ngươi là đầu mục đất An-Nam, dám kháng cự quan binh, giết hại các Ðề, Trấn, tội hết sức nặng nề, đã sai Phúc Khang An làm Tổng-đốc Lưỡng-Quảng, ra lệnh điều tập các lộ đại binh đến hỏi tội. Nhưng nghĩ đến ngươi mấy lần cho người gõ cửa quan chịu tội, xét ra còn biết sợ Thiên triều; Trẫm thương ngươi thành tâm hối lỗi, nên việc dĩ vãng không muốn truy cứu. Tuy nhiên trừ phi ngươi đích thân đến kinh khuyết làm lễ chiêm cận nhận tội xin tha; còn chỉ sai cháu là Nguyễn Quan Hiển dâng biểu, đến kinh khuyết làm lễ chiêm cận để xin cầu phong, thì Thiên triều không có thể chế như vậy. Nay nước ngươi chưa được liệt vào hạng ngoại phiên đã qui phục, nên các đồ cống phẩm chưa tiện thu nạp, cho đem trả lại.

Nếu như ngươi có lòng thành nạp cống, hãy đợi đến tháng 8 năm thứ 55 nhân dịp lễ khánh thọ 80 của ta, thời điểm này tính đến nay còn hơn một năm, trong nước ngươi chắc đã thu xếp yên ổn, lúc bấy giờ hãy bẩm với viên Tổng-đốc xin đến kinh khuyết cầu khẩn, để toại lòng chiêm ngưỡng Thiên triều.

Ngoài ra tại đất An-Nam lập thêm nơi tế tự bọn Hứa Thế Hanh, xuân thu thờ cúng, để chuộc phần nào lỗi cũ. Ðến lúc đó Trẫm sẽ xem xét tấm lòng thành biết sợ hãi để đặc biệt gia ân, hoặc phong ngươi tước Vương đời đời con cháu được cai quản đất An-Nam; và cũng lúc này trình đồ tiến cống lên sẽ được thu nhận; lại còn được ban thưởng để tỏ tấm lòng ưu đãi.

Trẫm lên ngôi đã hơn 50 năm, đối với các phiên bang bộ tộc lấy sự thành tín để cư xử; Lê Duy Kỳ nhu nhược không có khả năng, vứt ấn bỏ chạy; nếu lấy điều luật của Thiên triều về tội dám tự tiện bỏ chức vụ trấn thủ mà xử, thì đáng trị tội nặng; nay nghĩ rằng y là ngoại phiên, chỉ vì không có khả năng chớ không có vi phạm nào khác, nên ra lệnh cho an sáp [8] tại thành Quế-Lâm; quyết không có việc lợi dụng khi ngươi sang đây triều kiến, để thừa dịp đem Lê Duy Kỳ trở về nước. Ðã ra chỉ dụ cho viên Tổng-đốc Phúc Khang An sai viên quan hộ tống cháu của ngươi là Nguyễn Quang Hiển trên đường đi qua tỉnh thành Quế-Lâm, hãy thân hành xem quang cảnh của Lê Duy Kỳ tại đây, rồi cháu ngươi ghi chép thực trạng gửi thư cho ngươi rõ, để ngươi không còn một chút nào nghi hoặc lưỡng lự.

Nay đặc biệt cho ngươi một xâu chuỗi minh châu; ngươi đáng được ân mệnh xếp sắp cuộc hành trình vào tháng 6, tháng 7 năm sau, đích thân thành khẩn cầu xin tại kinh khuyết, để vĩnh viễn hưởng ơn mưa móc. Gắng lên! Khâm tai! Ðạo dụ đặc biệt. --Duyphuong (thảo luận) 09:31, ngày 15 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]

"Vua Quang Trung" qua nét vẽ của họa sĩ Triều Thanh năm 1790[sửa mã nguồn]

Người được vẽ trong bức tranh là hoàng đế Càn Long triều Thanh chứ không phải là giả vương Quang Trung: "Bức tranh "Giả vương Quang Trung" hay tranh chân dung Càn Long thời trẻ?".

Tác giả bức tranh là Giuseppe Castiglione. Trên Wikipedia đã có ảnh màu của bức tranh. Cái hình đen trắng nên xoá đi thôi. Donyesin (thảo luận) 10:06, ngày 21 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nên xem lại. Đây là hai bức hình khác nhau. Duyphuong (thảo luận) 12:56, ngày 4 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Vì sao bạn cho đây là hai bức hình khác nhau? Chúng có khác chăng chỉ là cái hình đen trắng kia chỉ là một phần của bức tranh gốc và nó có màu đên trắng vì được lại từ sách vở cũ thời xưa không được in màu nguyên gốc. Donyesin (thảo luận) 08:09, ngày 5 tháng 7 năm 2013 (UTC).[trả lời]

Nhìn thoáng qua thì thấy hao hao, có giống chăng chỉ là dáng cưỡi ngựa, nhưng đi vào từng chi tiết thì tất cả đều khác. Tai ngựa khác, mắt ngựa khác, bờm ngựa khác, dây cương khác... áo cũng có nhiều chi tiết khác. Hai khuôn mặt thì không giống nhau tí nào.

Đây không thể là cùng một bức tranh sao ra được. --Duyphuong (thảo luận) 05:51, ngày 6 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn xem |ảnh khổ lớn của bức tranh. Rất là giống nhau, cái hình đen trắng là một bản sao của nó.Donyesin (thảo luận) 09:33, ngày 6 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tất cả mọi chi tiết đều không có gì giống cả. Ông Càn Long cưỡi con ngựa khoang, còn QT cưỡi con ngựa có thể là màu trắng. Phần trang sức trên ngực con ngựa của Càn Long chỉ là cái đai màu vàng (nếu sang ảnh trắng đen thì nó sẽ thành màu trắng) không đính gì cả, còn của QT thì lại là màu đen và nó được đính những hạt ngọc. Hai khuân mặt hoàn toàn khác nhau, ria mép khác nhau, hướng nhìn của hai khuân mặt cũng khác nhau, biểu thị nội tâm trên khuân mặt cũng hoàn toàn khác nhau.

Xem ảnh trắng đen của vua Càn Long thì bạn sẽ hiểu:

--Duyphuong (thảo luận) 15:42, ngày 6 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cái hình đen trắng về "vua Quang Trung" không có thông tin gì để minh chứng cho tính xác thực của nó. Nó xuất xứ từ đâu, ai vẽ, vì sao biết là vẽ "giả vương Quang Trung" năm 1790? Không thể vô tình có sự trùng hợp giữa hai bức hình này. Y phục và dáng cưỡi ngựa, cầm roi, cầm cương như nhau. Cái hình đen trắng kia là sao chụp hay vẽ lại ra sao đó từ bức tranh của Giuseppe Castiglione. Donyesin (thảo luận) 04:17, ngày 7 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Những điều đó bạn tự tìm hiểu, và có thể tham khảo thêm ở đây. Nếu nói hai bức hình này là bản sao của nhau thì không thể đúng được, vì tất cả các chi tiết nhỏ trong hai hình đều không có gì giống nhau cả. --Duyphuong (thảo luận) 09:41, ngày 7 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]

liaoba.people.com.cn là một forum, hình trong topic "Mười đại chiến tướng lợi hại nhất trong lịch sử Đông Á" đó thì đều lấy từ trên internet, danh sách không giúp gì cho việc tìm nguồn gốc bức hình. Nếu là quả thực có bức tranh vẽ giả vương Quang Trung như thế thì bây giờ khoa học kỹ thuật đã tiến bộ hơn niên đại 60, 70 của thể kỷ trước thì lẽ ra phải có ảnh màu của bức tranh nguyên gốc rồi chứ, sao mãi vẫn chỉ có một cái hình đen trắng mờ ảo và xuất xứ lai lịch của bức tranh thì cũng mờ mịt. Donyesin (thảo luận) 11:58, ngày 8 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thế mới có chuyện để ông Nguyễn Đắc Xuân viết bài. Tuy nhiên bài đó cũng chưa thuyết phục, hai bức vẽ này rõ ràng là khác nhau nên chưa thể xóa đi được. --Duyphuong (thảo luận) 13:18, ngày 8 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]