Bước tới nội dung

Thảo luận:Nguyễn Trung Hiếu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Thái Nhi trong đề tài Untitled
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

  • Bàn về từ "Chính khách" :

Không phải ai cứ làm chính trị là có thể được gọi chính khách. Chính khách phải có những quan điểm chính trị riêng biệt lôi cuốn nhiều người khác. Càng đáng nể nếu anh ta đã gầy dựng được nhiều thành đạt cho xã hội. Nếu không có tin tức về những điều này, thì anh ta chỉ thuộc hạng chỉ đâu đánh đó, không xứng đáng để được gọi là chính khách. DanGong (thảo luận) 21:43, ngày 8 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Không hiểu bạn dùng định nghĩa này ở đâu? Vì đơn giản "chính khách" (政客) chỉ có nghĩa là "người hoạt động chính trị". Còn định nghĩa bạn muốn phân biệt có lẽ là "chính trị gia" (政治家: chuyên gia về chính trị) chăng? Thái Nhi (thảo luận) 02:41, ngày 9 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bạn Thái Nhi, ngôn ngữ nghĩa như thế nào mình nghĩ là do cảm nhận mà ra, chứ không chỉ dịch nghĩa đen từ đâu ra. Bởi mình muốn đem nó vào đây để thảo luận. Nếu lý luận như bạn thì 3 triệu người vào Đảng CSVN, hoặc là những người tham dự vào các tổ chức đối lập đều là chính khách hết? Theo mình thì đã là, hoặc được gọi là chính khách, ngoài những quan điểm chính trị rõ rệt, và có khả năng nào đó để được quần chúng tôn phục, còn phải có trách nhiệm với cộng đồng, có những đức tính tối thiểu, vì quyền lợi của xã hội mà dám làm, dám nói. Trong xã hội VN mình nghĩ có ít người xứng đáng để được gọi là chính khách. Không phải là họ không có khả năng, nhưng đa số khi về vườn rồi mới dám lên tiếng, còn hành động thì hầu như không. Bởi vậy mình nghĩ ta nên tránh lạm phát chữ "Chính khách".DanGong (thảo luận) 11:57, ngày 9 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tính bách khoa không thể do cảm nhận và phải khoa học, vì vậy bạn nên dùng chính xác với ngữ nghĩa của nó. Nguyên nghĩa của từ Hán Việt "chính khách" là "người hoạt động chính trị" ("chính" là chính trị, "khách" là người làm nghề đặc biệt), nghĩa là có hoạt động chính trị như một nghề, thì gọi là chính khách. Ngay cả trong Wikipedia:Độ nổi bật (người) cũng đã xếp đại biểu quốc hội vào nhóm chính khách đủ độ nổi bật chứ không phải dùng đến các tiêu chí bổ sung khác.
Tóm lại, nếu bạn cho rằng như thế nào mới xứng đáng dùng từ "chính khách", bạn nên dẫn từ từ điển chứ không nên dùng cảm tính để tránh gây hiểu lầm. Thái Nhi (thảo luận) 14:56, ngày 9 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

Như vậy là cả hai bên đều có những cảm nhận khác biệt về từ này. Cũng may là mình cũng có một quyển tự điển tiếng Việt (của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia) mà nhờ Wiki nên cũng không sài tới. Theo đó thì ngoài định nghĩa mà bạn nêu ra, còn thêm "có tiếng tăm nhất định". Theo bạn thì "đồng chí" (Genosse) của bài đã có đủ "tiếng tăm" ra khỏi cái giếng của anh ta chưa? Về vấn đề các đại biểu quốc hội hiện tại có xứng đáng để được gọi là chính khách không còn tùy theo hoạt động chính trị của anh hay chị ta. Có làm tròn bổn phận mình đối với địa phương đã bầu lên? Có dám lên tiếng về những vấn đề quan trọng đối với đất nước, hay anh ta chỉ là "nghị gật". Mình nghĩ là bạn còn có cái nhìn phong kiến đặng quan trọng về bằng cấp, chức tước chứ không chịu nhìn về những hành động cụ thể để phán xét. DanGong (thảo luận) 07:52, ngày 10 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời

"Wiki không phán xét", chắc bạn biết điều này. Nhiệm vụ của wiki là ghi nhận mà không bàn luận xứng đáng hay không xứng đáng. Các tiêu chuẩn wiki được đưa ra không phải do tôi hay do bạn và chúng ta cần tuân thủ theo đó trừ khi bạn có được sự đồng thuận từ cộng đồng. Xứng đáng hay không, nghị gật hay không, thì các đại biểu quốc hội vẫn là những người hoạt động chính trị như một nghềchuyên biệt, có học thật hay không, có nghiên cứu hay không thì có bằng tiến sĩ vẫn được tính là tiến sĩ, đấy chính là cái mà chúng ta phải tuân theo chứ bạn không nên vì cảm tính mà nhận xét quan điểm của tôi có phong kiến hay không. Thái Nhi (thảo luận) 13:25, ngày 10 tháng 2 năm 2013 (UTC)Trả lời