Thảo luận:Phương Liệt

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Sự tích Tích Lịch đại vương[sửa mã nguồn]

Sự tích thần Tích Lịch đại vương (được thờ ở Lập Bái, Thái Bình và Phương Liệt, Hà Nội). Hai bản thần tích ở 2 xã này có nội dung giống nhau.

Vào thời nhà Đinh, có gia đình ông họ Phạm và bà họ Trương ở làng Yến Vĩ huyện Hoà An phủ Ứng Thiên, tính tình hiền lành, chăm làm việc thiện nhưng mãi chẳng có con. Một hôm hai ông bà đến cầu tự ở động Hương Tích, đêm nằm mơ thấy thàn nhân mang đến cho 3 con trai và dặn sau sẽ phò vua giúp nước. Bà về thấy có mang. Khi mãn nguyệt khai hoa có hào quang rực rỡ, vượng khí đầy nhà. Bà sinh liền ba con trai: Một người mặt xanh tên là Tích; mặt trắng tên là Thánh; mặt đỏ tên là Thành. Ba anh em lớn lên khôi ngô tuấn tú dũng cảm vô song vì thế được theo giúp Đinh Tiên Hoàng và lập được nhiều công lớn. Khi ba ông mất đều được phong phúc thần, riêng người anh cả (mặt xanh) được phong là Tích Lịch đại vương.

Sự tích về các vị thần Tích Lịch hiện đang lưu giữ trong kho thần tích của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

So với thần Tích Lịch hoả quang Lộ Đá tôn thần thì những sự tích trên xuất hiện trên văn bản sớm hơn. Tất nhiên không thể khẳng định đó chỉ là một vị thần, bởi trong mỗi bản thần tích, thần lại được xuất hiện dưới những góc độ khác nhau. Chúng tôi đã để tâm tìm hiểu thêm nhiều thần tích ở Thư viện Viện Hán Nôm, Viện Thông tin và hỏi thêm nhiều nhà nghiên cứu có kinh nghiệm nhưng chưa tìm thấy sự tích thần Lộ Đố, Lộ Đá được ghi chép ở sách nào. Cho đến nay, sự tích về hai vị thần này vẫn chỉ là truyền thuyết truyền miệng; có thể cuốn thần tích trước kia đã có nhưng mất mát trong chiến tranh hoặc hư hoại do những nguyên nhân khác. Điều đó thật khó lý giải. Nhưng may thay, tên của hai vị thần lại xuất hiện trên 3 đạo sắc phong cuối triều Nguyễn. Điều đó có thể thấy rằng các truyền thuyết, các huyền thoại trong dân gian chưa chắc đã được các triều đình phong kiến chấp nhận ngay, song sức sống cũng như uy linh của nó vẫn mãnh liệt trong tâm thức nhân dân. Do vậy dù sớm mưộn nó vẫn được công nhận. Sự công nhận tuy có muộn mằn, nhưng qua đó giúp người lớp sau có cơ sở để khẳng định những huyền thoại vẫn được lưu truyền mãi mãi.[1]

  1. ^ Về sự tích "lộ đố" , "lộ đá" thờ ở Tòng Củ (TBHNH 2000)