Thảo luận:Quyền tác giả

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Việt Nam[sửa mã nguồn]

Bài này cần giải thích về quyền tác giả ở Việt Nam, một số người đóng góp ở đây đã gởi tôi thư điện tử hỏi về các vấn đề quyền tác giả ở Việt Nam, và hỏi nếu họ có thể sử dụng những tác phẩm của chính phủ Việt Nam ở đây. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 07:01, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Bộ Luật Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam theo tôi biết thì hiện đang còn là dự thảo, sắp nhưng chưa ra đời. Phải đợi thêm một thời gian nữa, khi Luật này có chính thức rồi thì bổ sung hay hơn. Phan Ba 07:29, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Bộ Luật Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam theo tôi biết thì hiện đang còn là dự thảo, nhưng vấn đề quyền tác giả đã được ghi trong Luật dân sự của Việt Nam (các điều từ 745 đến 779) và hiện đang được áp dụng. Tôi trích ở đây hai điều 760 và 761.
  • Điều 760. Giới hạn quyền tác giả
Cá nhân, tổ chức được sử dụng tác phẩm của người khác đã được công bố, phổ biến, nếu tác phẩm không bị cấm sao chụp và việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh và không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không xâm hại đến các quyền lợi khác của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm; cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm không phải xin phép và không phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, nhưng phải ghi hoặc nhắc tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm.
  • Điều 761. Các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao

1. Việc sử dụng tác phẩm quy định tại Điều 760 của Bộ luật này bao gồm các hình thức sau đây:

a. Sao lại tác phẩm để sử dụng riêng;
b. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai lạc ý của tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình;
c. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai lạc ý của tác giả để viết báo, để dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai lạc ý của tác giả để giảng dạy, kiểm tra kiến thức trong nhà trường;
e. Sao lại tác phẩm để lưu trữ, dùng trong thư viện;
f. Dịch, phổ biến tác phẩm từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam và ngược lại;
g. Biểu diễn các tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động ở nơi công cộng;
h. Ghi âm, ghi hình trực tiếp các buổi biểu diễn với tính chất đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
i. Chụp ảnh, truyền hình, giới thiệu hình ảnh của tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng trưng bày ở nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của các tác phẩm đó;
j. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi cho người mù.

2. Quyền sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với việc sao lại tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, phần mềm máy tính.

Vương Ngân Hà 09:23, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Hình như Điều 1 ở trên giống "sử dụng hợp lý" (fair use) ở Hoa Kỳ. Nhưng mà Điều 2 nói là không được sử dụng trên máy tính, phải không? – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 16:37, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Nên hỏi chuyên gia Vương Ngân Hà, tôi thì hiểu là phần 1 của Điều 761 hạn chế việc sử dụng nhiều hơn là en:Fair use vì chỉ được sao chép lại cho mục đích cá nhân, trích dẫn hay làm tài liệu cho thư viện. Điều 2 nói là ngoại trừ (không cho phép sao chép) các tác phẩm tác phẩm kiến trúc, hình ảnh và software. Phan Ba 05:49, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Thì hình như luật quyền tác giả ở Việt Nam nằm giữa "sử dụng hợp lý" của Hoa Kỳ và Philipin, và "xử sự ngay thẳng" (fair dealing) của một số nước khác. Giống xử sự ngay thẳng, mọi cách sử dụng hợp pháp được liệt kê trong luật, nhưng danh sách của Việt Nam rộng hơn tí. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, nhật ký) 07:40, ngày 17 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Mục từ riêng cho Copyright, không chuyển hướng về đây[sửa mã nguồn]

Copyright là khái niệm của vùng Bắc Mỹ nói tiếng Anh (anglo-america) dùng để chỉ các quyền lợi phi vật chất của các tác phẩm trí tuệ. Luật này tuy tương tự với Quyền tác giả ở Đức nói riêng và ở châu Âu nói chung nhưng khác nhau về nhiều điểm cơ bản. Trong khi quyền tác giả coi tác giả (như là người sáng tạo) và các quan hệ phi vật chất của tác giả đối với tác phẩm là trung tâm thì Copyright nhấn mạnh đến phương diện kinh tế nhiều hơn. Trong rất nhiều câu hỏi về luật pháp thì luật về quyền tác giả ở châu Âu lục địa (continental europe) và ở vùng Bắc Mỹ nói tiếng Anh cho các kết quả khác nhau. Vì vậy mà tôi định dành hẳn một phần trong bài này viết một ít về copyright. Bạn nào thích cứ dịch bài en:Copyright ra tiếng Việt thành hẳn một mục từ riêng, không nên redirect copyright về đây. (Và vì thế cũng nên chuyển hình copyright về bài đó). Ngay trong Wikipedia tiếng Đức họ cũng dành cho copyright một mục từ riêng (de:Copyright). Phan Ba 07:27, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Phan Ba nói đúng. Copyright cho phép người giữ bản quyền được kiềm chế việc dùng hay sản xuất các sở hữu trí tuệ, do đó có tính cách kinh tế nhiều hơn.
Hơn nữa, theo đúng định nghĩa thì chúng ta phải phân biệt 3 thứ: bản quyền của tác giả, quyền copyright và quyền sở hữu (quyền này trùng lặp với quyền copyright nhiều hơn là với quyền tác giả) vì nhiều khi tác giả không có sở hữu các tác phẩm của họ.
Mekong Bluesman 08:03, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Hiện nay thuật ngữ "quyền tác giả" được dùng hầu như đồng nghĩa hoàn toàn với "copyright".[1] Tác giả A có thể giữ quyền tác giả, hoặc chuyển quyền tác giả cho người/tổ chức khác (A vẫn là tác giả, nhưng không giữ quyền tác giả, mặc dù còn giữ các quyền về đạo đức). --Á Lý Sa| 12:04, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi có đọc một vài các bài viết do cái link Á Lý Sa cung cấp, nếu tôi hiểu đúng ý của các tác giả của các bài viết dưới đây thì quyền tác giả không hoàn toàn đồng nghĩa với copyright. Khi tác giả A chuyển nhượng thì là chuyển nhượng cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình (copyright) còn một phần của quyền tác giả (Quyền đặt tên cho tác phẩm;quyền đứng tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;) vẫn còn lại. (quyền tác giả = copyright + moral rights). Phan Ba 13:52, ngày 11 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

xin được trích dẫn lại đây: [2]:

"...Quyền tác giả bao giờ cũng được cấu thành nên bởi hai bộ phận gồm bộ phận các quyền tinh thần và bộ phận các quyền tài sản.

a.Các quyền tinh thần:

  • Quyền đặt tên cho tác phẩm;quyền đứng tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;
  • Quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình;
  • Quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình;
  • Quyền bảo vệ sự vẹn toàn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm."

[3]:

"... A- Quyền tác giả Các quyền được bảo hộ trong lĩnh vực này có thể chia là 2 mảng như sau:

a.Các quyền nhân thân Được quy định tại khoản 1 Điều 751, Bộ luật dân sự, các quyền nhân thân bao gồm 2 dạng: Quyền nhân thân không thể chuyển giao: bao gồm

  1. Đặt tên cho tác phẩm;
  2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;
  3. Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.

Các quyền này được bảo hộ vô thời hạn

Quyền nhân thân có thể chuyển giao

  1. Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình;
  2. Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình;

..."

Quyền tác giả cho văn bản của cơ quan Nhà nước Việt Nam[sửa mã nguồn]

Phần trên Minh có hỏi về quyền tác giả cho những tác phẩm của chính phủ Việt Nam. Tôi có vào trang Web của Cục Bản quyền tác giả tham khảo (Minh có thể xem phần tiếng Anh). Tôi xin trích dẫn:

Luật Dân sự Việt Nam, điều 748: (bên phần tiếng Anh là CIVIL CODE (extraction))

Điều 748: Các đối tượng được bảo hộ theo quy định riêng của pháp luật Các tác phẩm, văn bản, tài liệu sau đây được Nhà nước bảo hộ theo quy định riêng:

  1. Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;
  2. Văn bản của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó;
  3. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

Tiếp theo đó là Nghị định 61/NĐ-CP về chế độ nhuận bút ("On Royalty Regime):

Điều 6: Đối tượng hưởng nhuận bút

6.Các tác phẩm, văn bản, bản dịch, tài liệu quy định tại Điều 748 Bộ luật Dân sự dưới đây khi được sử dụng thì bên sử dụng trả thù lao cho người sưu tầm, người cung cấp:

a.Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian;

b.Văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và bản dịch của những văn bản đó;

c.Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

Như vậy thì việc sử dụng văn bản của nhà nước không phải lúc nào cũng free đâu (shall pay remunerations to persons who collect or supply).

Phan Ba 14:19, ngày 27 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

® và © khác nhau như thế nào? 58.187.93.197 14:10, ngày 13 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xem trả lời tại Thảo luận:Thương hiệu. Mekong Bluesman 14:44, ngày 13 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]