Bước tới nội dung

Thảo luận:Tôm càng đỏ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Khonghieugi123

Theo FAO thì tại Trung Quốc người ta nuôi Procambarus clarkii chứ không phải Cherax quadricarinatus.Khonghieugi123 (thảo luận) 16:34, ngày 22 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời

Bạn có nguồn bài viết ko? Møñgζng√∑ß∃ 16:49, ngày 22 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
Tìm theo từ khóa fao+crayfish+china (có thể thêm các từ khóa farming hay aquaculture) là ra một loạt bài viết/báo cáo của FAO liên quan tới chăn nuôi P. clarkii tại Trung Quốc mà không thấy có gì liên quan tới C. quadricarinatus cả.Khonghieugi123 (thảo luận) 05:37, ngày 24 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
Ban đầu tôi cũng nghĩ là các cơ quan ở Việt Nam nhầm lẫn 2 loài với nhau, nhưng sau khi đọc bài ý kiến của giáo sư Nguyễn Lân Dũng (https://vnexpress.net/goc-nhin/khong-an-tom-cang-do-3927727.html) thì tôi thấy bài viết này vẫn đi đúng hướng.--Phương Huy (thảo luận) 07:11, ngày 24 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
Trang 7-8 bản tin số 57 phát hành tháng 9 năm 2017 của FAO dẫn nguồn từ báo cáo phát triển của China National Crayfish Industry ghi nhận Procambarus clarkii, loài du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thập niên 1920-1930 là loài giáp xác được chăn nuôi nhiều nhất trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2016 tại Trung Quốc, với sản lượng đạt 899.100 tấn, trong đó 852.300 tấn là từ chăn nuôi (còn lại là đánh bắt ngoài tự nhiên). Tổng giá trị kinh tế đạt 23,6 tỷ USD. Khu vực chăn nuôi chính hiện nay là các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy,Giang Tô, Giang Tây.
Trang 23 The State of World Fisheries and Aquaculture 2018 - Meeting the sustainable development goals của FAO phát hành tháng 7/2018 ghi nhận sản lượng Procambarus clarkii toàn thế giới năm 2016 từ chăn nuôi thủy sản là khoảng 920.000 tấn, đứng thứ hai trong các loài giáp xác được chăn nuôi, chỉ sau Penaeus vannamei. Như thế, sản lượng nuôi Procambarus clarkii tại Trung Quốc chiếm khoảng 93% sản lượng nuôi loài này toàn thế giới.
Các giống nuôi của Cherax quadricarinatus được du nhập vào Trung Quốc khoảng năm 1995 và được nuôi tại Hạ Môn (Phúc Kiến), Sùng Minh (Thượng Hải) và Quảng Châu (Quảng Đông).[1]. Tuy nhiên, sản lượng Cherax quadricarinatus là chưa đủ lớn để được ghi nhận trong báo cáo của Niên giám thống kê ngư nghiệp Trung Quốc (China Fishery Statistical Yearbooks).[2] Bên cạnh đó, trang trại nuôi Cherax quadricarinatus quy mô đủ lớn (200.000 con giống) tại Đông Hoản, Quảng Đông chỉ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2014,[3] cho thấy khả năng/số lượng nhập lậu Cherax quadricarinatus từ Trung Quốc vào Việt Nam thấp hơn khả năng/số lượng nhập lậu Procambarus clarkii rất nhiều.
Bài viết này là khẳng định của các đại diện các cơ quan chức năng Việt Nam về sự xuất hiện của 2 loài sinh vật nguy hại tại Việt Nam là tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) và tôm hùm đất hay còn gọi tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii), trong đó ghi rõ loài tôm nhập lậu nhiều vào Việt Nam thời gian gần đây là tôm hùm đất hay còn gọi là tôm hùm nước ngọt, được nhập để nuôi thử nghiệm trong nước năm 2006; còn tôm càng đỏ nuôi thử nghiệm ở Việt Nam năm 2002, từng bị phát hiện nuôi trái phép ở tỉnh Đồng Tháp năm 2017. Khonghieugi123 (thảo luận) 11:12, ngày 27 tháng 5 năm 2019 (UTC)Trả lời
  1. ^ Genetic diversity in three redclaw crayfish (Cherax quadricarinatus, von Martens) lines developed in culture in China
  2. ^ Gui J. F. et. al., 2018. Aquaculture in China: Success Stories and Modern Trends. ISBN 9781119120742. Trang 73, Bảng 1.5.1 Species and varieties used in Chinese freshwater aquaculture.
  3. ^ The First farming of Cherax quadricarinatus in Dongguang City of Guangdong Province, China