Thảo luận:Tịnh độ tông

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Baodo trong đề tài Untitled
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Xin hỏi câu mà các cụ hay niệm "A-di-đà Phật, Quan thế Âm Bồ tát Mahatat" là thuộc kinh nào của Tịnh đồ tông??? và để thể hiện mong muốn đạt được cõi Cực lạc Vietbio 11:59, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Câu trên là viết tắt của hai câu tôn xưng Nam-mô A-di-đà PhậtNam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát Ma-ha-tát, chỉ là danh xưng. Và hai danh hiệu trên được nhắc lại trong: 1. Kinh A-di-đà, 2. Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn
Sẽ có những mục này trong Wiki. Thân mến --Baodo 12:49, ngày 14 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Độ hay thổ[sửa mã nguồn]

Theo Thiều Chửu tự điển: 土 nghĩa 8. "Một âm là độ. Như Tịnh-độ 淨土. Theo trong kinh Phật thì cõi Tịnh-độ là một thế giới rất sạch sẽ sung sướng ở Tây-phương. Vì thế tôn phái tu cầu được vãng sinh về bên ấy gọi là tôn Tịnh-độ.". Vậy nên để tên chính là Tịnh-độ tông. Nguyễn Thanh Quang 16:11, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi không có Thiều Chửu tự điển nhưng mấy lần Nguyễn Thanh Quang trích dẫn thì thấy có vẻ "hơi lạc hậu" và gây rối rắm không cần thiết. Các tự điển in hiện nay chỉ dùng âm "thổ" cho chữ 土 (bính âm là ), vì âm "độ" đã dùng cho các chữ 度, 渡, 踱, 鍍 rồi (bính âm đều là ). Như vậy trong tiếng Hán phổ thông 2 âm này cũng đọc khác nhau, không lý gì lại xếp cùng âm ""độ". Trường hợp này cũng tương tự trường hợp họ "Mặc" hay "Mạo" trong Thảo luận:Hung Nô.--Nguyễn Việt Long 16:31, 17 tháng 11 2006 (UTC). Thiều Chửu mất năm 1954 nên chắc có nhiều âm cổ, có lạc hậu cũng không lạ.
Rất tiếc không có chuyên gia về Phật học Baodo tại đây. Trước giờ tôi chỉ nghe "tịnh độ" chứ chưa nghe "tịnh thổ" bao giờ. Theo tôi, âm của một chữ còn phụ thuộc khi nó đi cùng với chữ gì và theo nghĩa nào, chứ không chỉ là phiên âm máy móc từng chữ riêng lẻ. Nguyễn Thanh Quang 16:42, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Từ điển Trung - Việt, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (tác giả tập thể), NXB KHXH, 1992 trong tiểu mục 淨土 (của mục từ 淨) ghi: jìngtǔ Niết bàn; Tịnh thổ (thế giới Tây phương cực lạc của Phật A Di đà).

Còn Từ điển Hán Việt hiện đại, Nguyễn Kim Thản chủ biên, NXB Thế Giới, 2000 thì ghi: /jìngtǔ/ Tịnh thổ (nơi ở của Phật, không có bụi trần).

Ngoài ra tôi thấy một số sách cũng phiên là Tịnh thổ, bên cạnh những sách phiên là Tịnh độ.--Nguyễn Việt Long 17:01, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Dòng thứ 3 của bài Tịnh thổ tông tiếng Hán (Wikipedia) có đoạn: 脱离现世的秽土,往生西方净土 (thoát ly hiện thế đích uế thổ, vãng sinh Tây phương tịnh thổ) đại ý là thoát khỏi đất uế tạp của thế giới hiện tại, sang đất "sạch" Tây phương. Vậy đích thị thổ ở đây nghĩa là đất, chẳng phải độ điếc gì hết. Tất nhiên có thể có giả thuyết khác như bạn đã trình bày, nhưng cho dù có 2 giả thuyết thì chúng cũng ngang hàng nhau.--Nguyễn Việt Long 17:18, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Khi google thì thấy Tịnh độ chiếm ưu thế, thậm chí có một chỗ phê phán phải dùng Tịnh độ mới đúng nhưng không nói lý do, trong khi có 1 website ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT của Hòa Thượng Thích Đức Nhuận chú thích rõ:
(156) Tịnh Thồ (Cũng đọc là Tịnh Độ): đất thanh sạch, chỉ cõi Phật, Tây phương; chỉ cõi Phật, theo Tịnh độ tông thì Phật quá khứ là Phật A Di Đà ở cõi Tây phương cực lạc.

--Nguyễn Việt Long 17:36, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Theo tôi là Tịnh độ tông, khi gọi các tên có vẻ đã có từ lâu thì các từ điển hiện đại không thích hợp bằng các từ điển cũ. (Xin lỗi viết nhầm độ thành đồ). Vương Ngân Hà 01:34, 18 tháng 11 2006 (UTC)

Ha ha ha từ điển này thiệt là buồn cười: đi ra đường hỏi xem có bao nhiêu người dùng chữ "thổ" hay chữ "đồ" mà cả hai chữ này đứng một mình có thể hiểu nghĩa xấu đấy! (nhà thổ, đồ...)

OK đùa chơi kết quả trên google

"Tịnh độ tông": có 489 hits
"tịnh đồ tông": có 1  hits
"Tịnh thổ tông": có 72 hits

Về mặt phổ dụng, đồ điên tôi chỉ biết có chữ "tịnh độ" chớ ai dùng "đồ thổ" tả nhỉ?

Làm ơn đổi tên lại cho đàng hoàng kẻo nghẹt mũi tui

Tế Điên (70.253.96.150 07:08, 18 tháng 11 2006 (UTC))

Không biết nghĩa 8 (âm độ) trong Thiều Chửu tự điển là nghĩa gì? Có phải nghĩa đất không? Wiki tiếng Anh dịch là Pure Land Buddhism, vậy Land=Đất=Thổ thì có gì sai hơn so với Độ? Âm độ trong tiếng Việt chẳng ai bảo có nghĩa đất cả.--Nguyễn Việt Long 16:26, 22 tháng 11 2006 (UTC). Tiếng Nga dịch là Буддизм Чистой Земли, tiếng Pháp Terre Pure đều có nghĩa "đất trong sạch". Bản tiếng Pháp cũng giải thích rõ: đây là đất Phật A Di Đà(terre de bouddha (buddhakshetra) d’Amitabha), một thứ thiên đường mà trong tiếng Sanskrit gọi là Sukhavati (Cực lạc).--Nguyễn Việt Long 16:39, 22 tháng 11 2006 (UTC) Phải chăng người xưa kị húy gì đó hoặc tránh từ "thổ" có nghĩa xấu mà đổi thành độ?

Kết quả tra td Thiều chửu (bác có thể tự kiểm tra lại):
8 : Một âm là độ. Như Tịnh-độ 淨 土 . Theo trong kinh Phật thì cõi Tịnh-độ là một thế giới rất sạch sẽ sung sướng ở Tây-phương. Vì thế tôn phái tu cầu được vãng sinh về bên ấy gọi là tôn Tịnh-độ.
Tmct 16:49, 22 tháng 11 2006 (UTC)

Như vậy đã rõ: âm độ không có nghĩa nào khác nghĩa thổ, được đặt ra để dành riêng cho Tịnh độ tông.--Nguyễn Việt Long 13:49, 26 tháng 11 2006 (UTC)

Trích bài "Ý nghĩa Vía Phật - Bồ Tát trong năm": "TỔ TUỆ VIỄN VỚI PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ" (Thích Phước Tiến):
"Tịnh độ hay còn gọi là Tịnh Thổ, Cực Lạc, Tịnh Cảnh, Tây Phương, là cảnh giới hoàn toàn an vui không còn sự thống khổ. Những ai được vãng sanh về cực lạc thì chắc chắn sẽ vĩnh viễn không còn rơi đoạï trong tam đồ....
Tịnh độ là phiên âm Hán Việt. Theo chiết tự tịnh là trong sạch , vắng lặng, không có nhiễm ô; độ là cõi nước, một quốc độ hay một thế giới nào đó. Như vậy, Tịnh Độ là một cõi nước trong sạch, một thế giới hoàn toàn thanh tịnh khô"...
Nguồn: http://www.quangduc.com/BoTat/27ynghiavia11.html. Lưu Ly 14:07, 26 tháng 11 2006 (UTC)