Thảo luận:Thiên Chúa giáo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi 113.161.220.199 trong đề tài Liên kết ngôn ngữ khác
Dự án Công giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Công giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Công giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

Xin tác giả giải thích thêm về câu này:

Niềm tin này cũng giống như những truyền thống dân tộc của Việt Nam vậy.

Giống với những truyền thống nào ạ?

Ngoài ra, tôi được biết Hồi giáo cũng chung nguồn gốc với Ki-tô giáo và Do Thái giáo, và cũng có niềm tin vào một vị Chúa duy nhất, và cũng là một tôn giáo rất phát triển. (Có tài liệu gộp chung cả ba tôn giáo trên vào nhóm Thiên Chúa giáo, và người ta còn nói rằng ba tôn giáo đó thực chất là anh em.) Vậy xin hỏi có nên liệt kê thêm Hồi giáo bên cạnh Do Thái giáo tại câu nói về các tôn giáo phát triển hay không?.

Tmct 14:06, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đề nghị dẫn chứng nguồn[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn Kimkha đưa nguồn dẫn chứng về câu đầu tiên: "Thiên Chúa giáo, hay còn gọi là tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham". --Á Lý Sa (thảo luận) 04:26, ngày 26 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Các vấn đề liên quan đến Thể loại này[sửa mã nguồn]

Nếu muốn dẫn chứng cho vấn đề Thiên Chúa giáo và Truyền thống tôn giáo Abraham, thì rất đơn giản: Không có dẫn chứng, vì chúng cùng có một truyền thống mà khác tên gọi. Truyền thống tôn giáo bắt nguồn từ Abraham, là từ mà người ta đặt sau này khi Hồi giáo, Do Thái giáo, Kitô giáo lần lượt ra đời... Còn từ Thiên Chúa giáo cùng với ý nghĩa của nó có lâu hơn nhiều...

Về vấn đề mà tôi đề cập thì như sau. Nói chung, Việt Nam theo truyền thống dân tộc, không có một "Quốc giáo". Dân Do Thái xưa cũng như vậy... Về điều này thì tôi đã được đọc trong một cuốn sách nhưng tiếc là tôi không còn cuốn sách đó, không thể nhớ tên, và cũng khó có thể xác nhận thông tin này là đúng hay sai. Vậy nên tôi viết lên, nếu ai biết chính xác thì viết bổ sung... Cảm ơn!!!

Việc hợp nhất thì có thể làm cũng được! Nhưng tôi nghĩ là không nên. Mặc dù nó cùng nói về các tôn giáo bắt nguồn từ Abraham, nhưng niềm tin Thiên chúa giáo được hình thành trước... Và bao quát hơn!! Đó là ý kiến của tôi...

--Nguyễn Kim Kha 13:22, ngày 28 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo bài viết của bạn thì cụm từ "Thiên Chúa giáo" được đồng nhất với "tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham". Tôi muốn bạn đưa nguồn dẫn chứng ở đâu đồng nhất 2 cụm từ này. --Á Lý Sa (thảo luận) 05:44, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

niềm tin Thiên Chúa giống truyền thống dân tộc của Việt Nam?[sửa mã nguồn]

Tôi đã hỏi, nhưng chưa được trả lời. Nay xin hỏi lại. Trích từ bài:

Thiên Chúa giáo, hay còn gọi là tôn giáo theo truyền thống Áp-ra-ham trên thực tế không phải là mộn tôn giáo. Nó chính là lòng tin của người dân Do Thái, dân tộc được Thiên Chúa Gia-vê tuyển chọn để làm nôi cho con Chúa ra đời, cứu chuộc tội lỗi do Adam và Eva gây nên. Niềm tin này cũng giống như những truyền thông dân tộc của Việt Nam vậy.

Câu tô đậm mơ hồ quá. Tôi đọc không hiểu và thấy nghi ngờ tính xác thực.

  1. Đề nghị tác giả giải thích "Niềm tin này" giống với những truyền thống nào của Việt Nam
  2. Xin cho dẫn chứng nguồn thông tin.

Nếu không có giải thích cụ thể thuyết phục, mong tác giả xóa câu đó.

Tmct 09:51, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu tác giả không trả lời, bạn có thể xóa được. Nguyễn Hữu Dng 15:46, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Câu tô đậm nên được xóa vì nó chỉ là một lối nhìn của người viết. Nó cũng không có nguồn và rất mơ hồ, nếu không muốn nói là không có nghĩa. Niềm tin là một khái niêm trừu tượng trong đầu của mọi người, truyền thống là các việc làm, phong tục... cụ thể được giữ lại trong một xã hội vì tính chất lịch sử và văn hóa. So sánh hai thứ này giống như so sánh quả cam với con gà! Mekong Bluesman 16:22, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vậy tôi sẽ xóa. Tmct 07:36, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi cũng đã xóa thêm "vì ngoại cảnh" trong câu "Về sau này, vì ngoại cảnh, Thiên Chúa giáo bị tách ra...". Lý do: tôi không nghĩ là chuyện Jesus tách ra khỏi Do Thái giáo để lập tôn giáo riêng là "ngoại cảnh". Chuyện thành lập Đạo Hồi cũng vậy. Toàn là "nội cảnh" cả. Tmct 07:52, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bản hiện tại của bài này sai về kiến thức lẫn thực tế. Có lẽ tôi sẽ xoá và thay bằng vài dòng thôi. --Á Lý Sa (thảo luận) 08:33, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Á Lý Sa nói đúng. Khi bài này bắt đầu với "Thiên Chúa giáo... trên thực tế không phải là một tôn giáo" thì chúng ta thấy cách viết đã xa khỏi thực tế của tôn giáo này rồi. Sau đó là các tên viết theo lối phiên âm; tiếp theo là các vấn đề đã được hỏi bởi Tmct: niềm tin và truyền thống Việt, "ngoại cảnh" tạo ra các ly khai... và nhiều nữa. Á Lý Sa nên dùng một chút thời giờ viết lại bài này. Mekong Bluesman 10:00, ngày 5 tháng 5 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tựa bài[sửa mã nguồn]

Như bạn Tmct đã nói bên trên, chính xác là khái niệm "Thiên Chúa Giáo" sẽ phải bao gồm cả Do Thái Giáo và Hồi Giáo, là những tôn giáo tin vào Thiên Chúa và theo những truyền thống của Abraham en:Abrahamic religion như được ghi lại trong phần Cựu Ước của Kinh Thánh, phần Cựu Ước cũng được Do Thái Giáo và Hồi Giáo thừa nhận. Như thế:

  • Giữ nguyên tựa bài, sẽ cần bổ sung cho đầy đủ hơn tương đương với en:Abrahamic religion
  • Đổi tựa bài thành "Ki-tô giáo", tương đương với en:Christianity

Dieu2005 03:27, ngày 16 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Dù có thể "khái niệm 'Thiên Chúa Giáo' sẽ phải bao gồm cả Do Thái Giáo và Hồi Giáo, là những tôn giáo tin vào Thiên Chúa và theo những truyền thống của Abraham", nhưng khi nói đến Thiên Chúa giáo, người ta ai cũng hiểu là nói đến cụ thể Công giáo. Ngôn ngữ không như toán học. Dù cách gọi này có thể không hoàn toàn chính xác, nhưng nó đã và đang xảy ra, một truyền thống hay thói quen của xã hội; Wikipedia có thể giải thích, nhưng không đưa ra lời khuyên.
Bài này phần đầu có thể giữ lại, những phần sau không cần thiết vì trùng lắp với các bài khác.
--Á Lý Sa (thảo luận) 14:46, ngày 20 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Vua Trời[sửa mã nguồn]

Thiên Chúa giáo là một từ hỗn hợp Hán – Nôm. Nó ra đời từ khi nào. Vì sao không dùng các từ Hán Việt có sẵn như Ngọc Hoàng, Thái Thượng Hoàng, Thiên Hoàng, Thượng Đế, Ngọc Đế hoặc Thiên Vương, Vua Trời. Có phải các từ Hoàng, Vương, Đế, Vua của người Việt thời Trịnh - Nguyễn không to bằng từ "Chúa", nên từ "Chúa Trời" có nghĩa là đấng cao nhất ở trên trời.Truong Thi Ly (thảo luận) 06:25, ngày 25 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Truong Thi Ly viết "Thiên Chúa giáo là một từ hổn hợp Hán – Nôm [...] Vì sao không dùng các từ Hán Việt có sẵn như Ngọc Hoàng...". Tôi nghĩ là Truong Thi Ly muốn viết "Thiên Chúa là một từ hỗn hợp Hán – Nôm [...] Vì sao không dùng các từ...", đúng không? Mekong Bluesman (thảo luận) 08:08, ngày 25 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đúng rồi. Thiên Chúa cũng là từ ghép hỗn hợp Hán - Nôm. Người ta kỵ ghép từ thuần Việt với từ Hán Việt lắm. Riêng trường hợp này dễ hiểu người Công giáo chấp nhận từ ghép này. Tôi chắc rằng các cha đạo người Tây Phương khi truyền giáo thời Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn đã căn cứ thực tế đời sống chính trị lúc đó để tạo ra từ này khi dịch kinh sách Cơ đốc giáo. Họ không dùng từ Vua Trời mà dùng từ Chúa Trời vì từ Vua (Hậu Lê) hồi đó chỉ một người chẳng có chút quyền hành gì so với Chúa (Trịnh - Nguyễn). Sau này người ta cũng dùng từ "Thượng Đế" để chỉ "Chúa" hoặc "Chúa Trời" nhưng từ Chúa hoặc Chúa Trời rõ ràng đã được dùng phổ biến và gần gũi với giáo dân hơn.Truong Thi Ly (thảo luận) 08:27, ngày 25 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
...và đến bây giờ thì cả giáo dân và không giáo dân đều dùng "Thiên Chúa". Mekong Bluesman (thảo luận) 09:46, ngày 25 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cách dùng phổ biến[sửa mã nguồn]

Em đồng ý với bác Á Lý Sa, chúng ta nên xem xét tới cách dùng phổ biến trên thực tế của từ. Ở Việt Nam, nhắc đến Thiên Chúa giáo thì thường người ta hiểu là Công giáo Rôma, rộng hơn nữa là nói đến Ki-tô giáo nói chung. Như bác Sa nói đây là truyền thống hay thói quen của xã hội. Ngôn ngữ có tính quy ước trong việc gọi tên các sự vật, sự việc.

Liên hệ thêm, interwiki tiếng Trung ứng với en:Roman Catholic Church, vi:Giáo hội Công giáo Rôma... là zh:天主教會 (Thiên Chủ giáo hội), khi tìm "羅馬公教會" (giản thể: 罗马公教会) (La mã Công giáo hội) thì sẽ đổi hướng đến Thiên Chủ giáo hội. Như vậy trong tiếng Trung, Thiên Chủ giáo (Thiên Chúa giáo) dù là 1 tên không chính thức nhưng lại được dùng phổ biến hơn tên chính thức. Nhân tiện em xin nhắc lại chữ "主" (zhǔ) có hai cách đọc Hán Việt là Chủ hoặc Chúa, nếu đọc theo cách sau thì ta coi "主" như là 1 chữ Nôm.

Đồng ý với bác Trình Thế Vân, có lẽ chúng ta nên xóa bài Thiên Chúa giáo (định hướng) đi và giữ lại bài Thiên Chúa giáo nhưng biên tập lại nó như 1 trang định hướng--green_knight_dv (thảo luận) 10:36, ngày 31 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Do không có ai phản đối, trang định hướng Thiên Chúa giáo (định hướng) đã được đổi hướng về bài này. Bản thân bài này cũng đã làm thành một trang định hướng rồi. Greenknight (thảo luận) 09:57, ngày 16 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Liên kết ngôn ngữ khác[sửa mã nguồn]

Sao bài này lại link qua bài Kito bên tiếng Anh?113.161.220.199 (thảo luận) 07:39, ngày 30 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời