Thảo luận:Trận Đồng Quan (211)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin tài liệu[sửa mã nguồn]

Tôi đang ấp ủ viết một bài cho "ra ngô, ra khoai" về đề tài này, bạn nào biết tài liệu nào có liên quan đến nội dung bài này thì cung cấp danh mục cho tôi với tôi sẽ đi sưu tầm để viết.

Hình như trước đây nhà sách Thăng Long có một quyển tựa là một trăm trận đánh trong lịch sử trung quốc gì gì đó (tôi không nhớ rõ) không biết tôi có nhớ nhầm không?. bạn nào biết về thông tin này thì giúp tôi với. cám ơn nhiều ( (thảo luận) 08:33, ngày 18 tháng 5 năm 2010 (UTC))[trả lời]

Chèn hình[sửa mã nguồn]

Có bạn nào biết cách chèn hình không giúp mình với. Mình muốn chèn hình Tào Tháo và Mã Siêu vào trong bài nhưng không được (copi qua nhưng nó không hiện hình). Nếu được thì chèn luôn hình của Từ Hoảng nữa (Nhan Luong (thảo luận) 04:06, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC))[trả lời]

Bạn hãy tham khảo Wikipedia:Hình ảnh#Cú pháp dùng hình trong bài. NHD (thảo luận) 19:02, ngày 20 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Phần "Nguyên nhân"[sửa mã nguồn]

Phàn này có khá nhiều chỗ suy đoán chưa rõ nguồn gốc. Ngoài ra, sa vào việc kể về sự phát triển của cá nhân Mã Đằng mà bản thân bài viết về nhân vật này đã có, cần lược bỏ bớt.--Trungda (thảo luận) 09:52, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mời xem đoạn này ở phần tam quốc chí: Mã Siêu truyện, quyển 36: 十(五)年,徵為衛尉,騰自見年老,遂入宿衛。初,曹公為丞相,辟騰長子超,不就。 Tạm dịch là mười năm sau đó, mã đằng về kinh và được phong làm vệ úy nhưng nghĩ mình tuổi già nên chỉ nhận chức túc vệ. Thời gian trước Tào công (thừa tướng) có cho vời con trai cả của Mã Đằng là Mã Siêu vào cung chầu nhưng Siêu không đến.--天下无敌 (thảo luận) 10:09, ngày 9 tháng 4 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Hai điều này khác hẳn nhau. Một đằng là Mã Đằng được (hay "bị") Tào Tháo triệu tập về - cái về này là bị gọi, cảm thấy tuổi cao sức yếu đành chấp nhận, còn như trong bài nói là ông này "xin quy thuận". Cần phân biệt làm rõ.
Còn đoạn dưới đây trong bài hơi khó hiểu:
Tuy Mã Đằng đã quy thuận triều đình nhưng con trai cả của ông là Mã Siêu lại cương quyết không theo cha, ở lại Tây Lương, li khai và chống đối với triều đình. Trước đó, Tào Tháo từng cho mời Mã Siêu vào kinh thành (có lẽ để làm con tin) nhưng Mã Siêu kiên quyết không đồng ý mà ở lại Tây Lương dẫn quân đánh dẹp Quách Viêm, triều đình phải xuống chiếu phong cho ông ta là Từ châu Thứ sử, sau đó phong là Gián nghị Đại phu.
Sau này Mã Đằng về kinh nhưng Mã Siêu vẫn kiên quyết ở lại triều đình đành ban chức Thiên Tướng quân cho Mã Siêu, phong tước Đô Đình hầu và sai nắm quân sỹ trong doanh trại của Mã Đằng. Mã Siêu nhanh chóng nắm giữ những binh lính cũ của Mã Đằng, thay thế ông ta để trở thành một thế lực quân phiệt cát cứ ở Tây Lương.
=>"Đằng quy thuận mà Siêu ko theo, ở lại Tây Lương", đọc thế tưởng là Đằng rời Tây Lương rồi; nhưng bên dưới mới có câu "Sau này Mã Đằng về kinh nhưng Mã Siêu vẫn kiên quyết ở lại". => Cần soạn lại cho mạch lạc.
Đó là còn chưa tính tới những suy đoán như "Tào Tháo từng cho mời Mã Siêu vào kinh thành (có lẽ để làm con tin)"
Còn câu "Mã Siêu nhanh chóng nắm giữ những binh lính cũ của Mã Đằng, thay thế ông ta để trở thành một thế lực quân phiệt cát cứ ở Tây Lương" xem ra không chuẩn xác, vì cái gọi là "Cát cứ Tây Lương" thì "chú Toại" của Siêu đã làm trước cả "cha Đằng", ko đợi tới khi Siêu lãnh binh mới cát cứ.--Trungda (thảo luận) 09:32, ngày 18 tháng 4 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Những ghi chép của sử sách khá mập mờ: "Thời gian trước Tào công có cho vời con trai cả của Mã Đằng là Mã Siêu vào cung chầu nhưng Siêu không đến" => thời gian trước chưa rõ khi nào, nhưng chắc là khi đó Mã Đằng chưa về kinh nên thời điểm đó Tào muốn dùng Siêu làm con tin. Sau đó triệu được Mã Đằng về đã khiến Tào Tháo yên tâm vì có 1 con tin trong tay. Tóm lại là với vùng biên viễn này họ Tào "để đó xử lý sau" nên trong nhiều năm muốn dùng chiến thuật giữ con tin để Tây Lương phải bất động. Đằng về kinh năm 207 Tháo mới khởi đại quân đi Kinh châu, rõ ràng chiến thuật giữ Đằng là "được việc" cho Tào (tận qua trận Xích Bích, Siêu và Toại bất động). Đến thời điểm diễn ra trận Đồng Quan thì quần hùng cũng đã vãn nhiều, Tháo ra quân rập rình nước đôi (giữa Hán Trung và Tây Lương) ép Siêu và Toại vào cái thế "làm phản trước".--Trungda (thảo luận) 09:46, ngày 18 tháng 4 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Cần xem lại và chú thích nội dung "Tào Tháo luôn chèn ép gia đình Tư Mã Ý" (vì nghi kị do giấc mơ 3 ngựa ăn 1 máng cỏ), bởi thực tế có 1 số điều ngược lại: chính Tào "lôi" Ý đang ở ẩn ra trọng dụng, Tào cũng cất nhắc và tiếp thu nhiều ý kiến của Ý. Còn nữa, "sếp" đầu tiên trong đời Tào chính là Tư Mã Phòng cha của Ý, và tới tận đời Tào Tuấn, Ý cũng chưa bộ lộ "dã tâm" gì đáng bị nghi.
Phần "Mâu thuẫn sắc tộc": được chú thích là "xem bài chi tiết nhà Hán, đề mục người Khương nổi dậy" =>cần chú thích cụ thể, không thể lấy thông tin bài wiki này dẫn sang bài kia. Ngoài ra, phần "Mâu thuẫn sắc tộc" nêu mấy luận điểm chưa vững: chuyện chiến tranh thời Ngu Hủ đã khá xa. Cần dẫn thông tin (có nguồn chính xác) rằng mâu thuẫn sắc tộc bùng lên đúng thời Tam Quốc, hay ít ra là từ cuối Hán Linh Đế. Ít ra thì việc Mã Đằng chịu về Hứa Xương và trong nhiều năm Chung Do lĩnh trách nhiệm Tào Tháo giao cũng đã "vỗ về" được Toại, Đằng không sách động gì cả, như thế thì "Mâu thuẫn sắc tộc" tạm thời đã được Tào Tháo giải quyết dù chưa triệt để và do đó không thể coi là 1 nguyên nhân cấu thành của cuộc chiến này. --Trungda (thảo luận) 09:29, ngày 26 tháng 4 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Những chi tiết hư cấu tròng bài viết[sửa mã nguồn]

Mã Siêu không đánh Trường An và cũng không chiếm được Đồng Quan lúc đầu. Cũng không có việc Tào Tháo cắt râu vứt áo. No idea guy (thảo luận) 03:27, ngày 6 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]