Thảo luận:Triệu Từ Truyền

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi 42.112.156.108 trong đề tài Untitled
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled[sửa mã nguồn]

nhà thơ Triệu từ Truyền, làm chủ biên Tạp chí thơ Gieo & Mở, xuất bản tại sài Gòn năm 1995, thơ và tiểu luận của Gieo & Mở đánh dấu đổi mới thơ sau 1975 ở Việt Nam.Sangchanhkhamle (thảo luận) 03:47, ngày 17 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhà thơ Triệu Từ Truyền, đóng góp vào phê bình và lý luận văn học trong quyển tiểu luận " NHỮNG CHỮ QUA CẦU TÂM LINH' (2008),trên nền thành tựu của vật lý lượng tử bước đầu xây dựng tư tưởng nhân bản mới và thẩm mỹ học mới (TỪ TƯƠNG TÁC TỤ NHIÊN ĐẾN TƯƠNG TÁC NHÂN SINH). Nếu chưa nêu nổi bật vấn đề này, chúng tôi e rằng chưa thấy hết tầm vóc sáng tác của Triệu Từ Truyền.42.112.156.108 (thảo luận) 06:27, ngày 6 tháng 9 năm 2016 (UTC)
Triệu Từ Truyền là một thi sĩ bẩm sinh, sống hết mình vì thơ và biến thơ thành vũ khí, niềm cảm hứng sống hướng thiện và say mê khám phá sáng tạo.Ông là một trong những gương mặt thơ độc đáo của Sài Gòn và Nam bộ trong nửa thế kỷ qua. Độc đáo về người thơ. Độc đáo trong tìm tòi, khám phá và tạo dựng không gian thơ riêng biệt.( nhà thơ Phan Hoàng - ( http://www.sggp.org.vn/nha-tho-trieu-cong-tinh-trung-khat-vong-tu-do-hoa-binh-va-sang-tao-83313.h)Springlan (thảo luận) 09:28, ngày 12 tháng 10 năm 2017 (UTC)
Nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu, nhận xét: Những chữ qua cầu tâm linh là một tiểu luận công phu của nhà thơ Triệu Từ Truyền. Đọc cuốn sách này, không những thấy được kiến thức thâm sâu và tình yêu dành cho thơ của tác giả. Hơn thế, tiểu luận này còn đem lại nhiều mỹ cảm cho người yêu thơ mà tác giả đã dày công nghiên cứu.( http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nha-tho-trieu-tu-truyen-bo-lam-quan-chi-lam-tho-n20170410081407249.htm )Springlan (thảo luận) 09:39, ngày 12 tháng 10 năm 2017 (UTC)
 Triệu Từ Truyền dù tuổi ngoài 70, ông vẫn được đồng nghiệp tín nhiệm trao vai trò chủ tịch Hội Đồng Thơ ở một trung tậm văn hóa kinh tế hàng đầu,và góp phần lý luận trong sáng tạo văn học,như các tiểu luận "vì sao loài người làm thơ","tâm linh và sáng tác"; "thơ là dòng năng lượng"; " dòng chảy lục bát"...Đã công bố trên nhiều báo trong và ngoài nước, và xuất bản thành sách trong "những Chữ Qua Cầu Tâm Linh" (2017).2402:800:6378:2B69:40D4:9E8B:2512:E697 (thảo luận) 09:02, ngày 10 tháng 3 năm 2020 (UTC)
Tư tưởng của thi sĩ Triệu Từ Truyền được Ông trình bày trong tiểu luận :″ Năm tính nhân bản của Tương Tác Luận ″
Nội dung của tiểu luận này mang tầm vóc của một học thuyết mới, có thể khái quát như sau:Trả lời

Tính nhân bản luôn được đề cao trong cộng đồng người từ nguyên thủy đến ngày nay. Tuy nhiên, thời đại nào cũng ngỡ rằng do thánh nhân, giáo chủ (được mặc khải của thượng đế) nêu ra những tiêu chí của nhân bản, và giáo huấn động vật người để trở thành loài người văn minh. Do vậy, tính nhân bản càng ngày càng xa rời nguôn gốc đích thực, mà bị vo tròn bóp méo từng lúc từng nơi theo ý muốn của nhóm lợi ích nào đó đang chi phối cộng đồng. Họ giải thích tính nhân bản rất tùy tiện, thậm chí đổi trắng thay đen bằng lý luận duy lý, gieo rắc tang thương cho cộng động người, bạo lực tràn lan vì nhân danh những tiêu chí “đạo lý” nào đó. Tính nhân bản bắt nguồn từ tương tác tự nhiên và hoàn thiện dần trong tương tác nhân sinh. Tính nhân bản hàng đầu là tình đồng loại, tình yêu có tính dục, tình yêu cùng huyết thống và tình yêu môi trường sống (thiên nhiên & sinh vật). Tất cả tình nêu trên đều có lực của tương tác mạnh, lực duy trì hạt nhân nguyên tử, cũng chính là tương tác bản năng, lực duy trì tồn tại cõi nhân sinh.(1) Do vậy nếu chủ trương đàn áp, tiêu diệt một công đồng nào vì khác biệt tôn giáo, giai cấp, thành phần, tập quán và tư duy… sẽ dẫn tới hủy diệt các bên đối đầu, nghĩa là loài người tiêu vong. Tương tự bắn phá vào nhân nguyên tử để tạo ra vụ nổ bom hạt nhân, hậu quả thế nào nhân sinh đã nếm trải.

Tính nhân bản số một phải chăng là tình yêu, là từ bi, là sức mạnh hàng đầu cho cõi nhân sinh hiện hữu?

Tính nhân bản còn là hiện thể của tương tác yếu, tương tác tạo ra bức xạ mặt trời, tạo ra ánh sáng sưởi ấm hành tinh (2), ấy là lòng bao dung, tính vị tha. Tính nhân bản bao dung, vị tha là đặc trưng của tương tác tâm thức, không chỉ bình phẩm, phán xét bằng lý trí, bằng tri thức mà còn nhìn sự việc bằng trái tim, bằng tâm thức. Bao dung vì biết rằng mình chưa biết đầy đủ, chưa biết hết vì hệ quả nào cũng từ vô số hạt hạ nguyên tử hình thành, không chỉ xuất phát từ vũ trụ có trái đất này, mà còn bắt nguồn từ những vũ trụ song song, không chỉ từ vật chất mà kể cả phản vật chất nữa. Tương tác tâm thức tự ẩn chứa bao dung vì tầm nhìn xuyên vũ trụ, tầm nhìn ít ra của hàng chục tỷ năm ánh sáng, tầm nhìn toàn thể không giới hạn như cái nhìn toàn diện. Chỉ có tính nhân bản bao dung mới thật sự tử tế, thật sự lương thiện.

Tính nhân bản còn biểu hiện qua phát minh. Phát minh là thuộc tính của tương tác tri thức. Cộng đồng người tồn tại từ nguyên thủy đến ngày nay là nhờ trí óc không ngừng tiến bộ, từ thực tiễn rút ra khái niệm, từ khái niệm khái quát thành phạm trù, rồi quy luật, từ phân tích dẫn đến phán đoán, nâng lên chủ nghĩa duy lý. Mặc dù chủ nghĩa duy lý gặp nhiều hạn chế trong vấn đề nhân sinh và lịch sử xã hội, vẫn đóng góp lớn trong nền văn minh cơ khí, phát triển tiện nghi vật chất và khoa học thực nghiệm.(3)

Nếu tương tác hấp dẫn (trọng trường) giữ vững cho thiên hà, hệ thái dương trường tồn, thì tương tác tri thức mà đặc trưng là phát minh, từ công cụ thô sơ đến máy móc hiện đai, giúp loài người làm chủ trái đất như ngày nay. Vậy phát minh là tính nhân bản có tầm quan trọng suốt chiều dài lịch sử. Bao giờ sức mạnh của tương tác cũng đều theo xu hướng tích cực, tuy nhiên nếu lỡ bước một đoạn đường sẽ sai lầm có tính hủy hoại. Tương tác bản năng tình ái rất tuyệt vời, nếu yêu với tính sở hữu cực đoan sẽ dẫn đến ghen tuông thù hận, và hậu quả có thể giết người. Mặc dù có tương tác bao dung kề cận, đôi khi cũng không kiềm chế được sân si, kể cả tính giáo dục trong tương tác tri thức cũng bất lực trước kẻ mù quáng. Vì vậy cần có tương tác quyền lực đủ sức khống chế những tương tác sai đường kia, giữ các tương tác cân bằng thể hiện trong cộng đồng là tính nhân bản công bằng.(4) Công bằng cũng là một đặc tính của chủ nghĩa nhân bản. Tính nhân bản là còn phải thúc đẩy cộng đồng và cá thể luôn tiến bộ. Tiến bộ là hiện thể của tương tác phát triển. (5) Tuy nhiên phát triển có tính tiến bộ không phải là bành trướng. Một cây con lớn dần nhờ lá quang hợp và rễ hút dưỡng chất trong đất là phát triển tiến bộ, một con rắn nuốt một con rắn khác là bành trướng. Một bộ óc mở rộng kiến thức bằng nghiên cứu, học tập và tu luyện mới tiến bộ thật sự, trái lại bộ óc chỉ sao chép, ăn cấp phát minh, sáng chế là bành trướng. Tiến bộ là tính nhân bản thứ năm xuất phát từ tương tác tự nhiên và tương tác nhân sinh.

 Trên hành tinh xanh cũng đang diễn ra hai quá trình phát triển: tiến bộ & bành trướng. Nhiều quốc gia tự nguyện hình thành cộng đồng, có hiến chương chung, tầm nhìn và hành động chung là phát triển tiến bộ. Còn quốc gia nào muốn phát triển bằng bạo lực, bằng vũ khí là bành trướng, bành trướng là hành động chủ quan ngược lại với tương tác nhân sinh nghĩa là chống lại sức mạnh của tương tác tự nhiên, mà vật lý hiện đại đã chứng minh qua khoa học thực nghiệm, không còn là những lời mặc khải, tiên tri từ hàng ngàn năm qua nữa.

Tóm lại, Tương Tác Luận có năm tính nhân bản: Tình yêu- Bao dung- Phát minh- Công bằng- Tiến bộ bắt nguồn từ năm tương tác tự nhiên của thế giới hạ nguyên tử: Mạnh- Yếu- Hấp dẫn- Điện từ- Trương nở (hạt boson Higgs). Tương tác luận là triết học có luận cứ khoa học không phải siêu hình học.14:33, ngày 24 tháng 3 năm 2020 (UTC)2001:EE0:5699:D320:8DD8:BA93:CE62:3021 (thảo luận)

Độ nổi bật[sửa mã nguồn]

Nhà văn này được cho là "nổi tiếng" nhưng không thấy giải thưởng hay thành tích gì cả. Bài viết không có nguồn, viết như PR cho nhân vật. Mang tính POV. ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 12:54, ngày 13 tháng 11 năm 2013 (UTC)Trả lời
Thành tựu về văn học đã được trích dẫn qua nghững tác phẩm thơ, truyện và tiểu luận trong 50 năm qua. Vui lòng đọc các bài viết của những nhà thơ ,nhà văn. nhà phê bình đã viết về Triệu Từ Truyền (mục Liên Két Ngoài). Được biết Triệu Từ Truyền muốn giữ độc lập trong nghiệp cầm bút nên không dự thi một giải thưởng nào, báo trước không nhận giải thưởng để tự do sáng tác.


Bài như một đống rác ai đắp vào vậy.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:13, ngày 15 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời