Thảo luận:Chiến tranh Israel – Hamas

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Xung đột Gaza−Israel (2023))
Bình luận mới nhất: 5 tháng trước bởi Nguyentrongphu trong đề tài Chiến tranh hay xâm lược?

Tên bài[sửa mã nguồn]

Sao lại đổi tên cuộc xung đột thành cách gọi của bên Hamas? @Huy91 – CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗣️ 00:29, ngày 10 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

Do sự nhầm lẫn về việc bên Hamas mở đầu cho cuộc xung đột và việc Israel tuyên bố chiến tranh nên theo mình nghĩ nên để theo bên Hamas. Dù sao cũng cảm ơn bạn đã đổi hướng trang giúp mình. – Huy91 (thảo luận) 10:12, ngày 10 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

Chiến tranh hay xâm lược?[sửa mã nguồn]

Chiến tranh Nga - Ucraina thì tên bài đặt là cuộc xâm lược.

Cùng một tính chất tương tự, mà bài này thì lấy tên là chiến tranh.

Tức là tiếng Anh đặt tên bài thế nào, ta dịch tên y hệt như thế, tiếng Anh là vạn tuế.

Kẻ nào ủng hộ đặt tên bài là xâm lược, ít hay nhiều đều ngầm có lập trường từ một bên nào đó, chứ chẳng phải trung lập gì. – 113.190.16.235 (thảo luận) 05:45, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời

Chỉ núp sau IP mà nói được nhiều điều ghê, ẩn danh vạn tuế.
Không biết bạn nghĩ được gì mà "lập trường", "trung lập", Wikipedia chứ không phải là trường chính trị đâu, nổ vừa thôi. Đặt tên có sai sót gì thì sẽ đem ra mổ xẻ sớm thôi, đến cả Wikipedia tiếng Anh cũng tranh luận về việc này.
Tính chất tương tự thì tôi không chắc đâu, Nga và Ukraine là đùng một cái ông Nga lao vào rất sâu lãnh địa, còn Hamas (mà cụ thể là các phiến quân Palestine nói riêng - thế giới Hồi giáo nói chung) từ đầu đã thề không đội trời trung với Israel rồi, hơn nữa họ mới chỉ tấn công chứ không tràn sâu vào lãnh thổ như người Nga. Mà chắc bạn có biết chuyện người Palestine và thế giới Hồi giáo không chấp nhận sự tồn tại của Israel chứ?
Lần sau có muốn tranh luận hay cái gì, thì chơi tử tế nhé, ở đó mà núp. Thân. Datex (Want to say something?) 05:54, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Cũng có thể tài khoản chính đã bị cho đắp chiếu từ lâu rồi, cho nên mới dùng IP - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 15:28, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Datex Nói người ta thì nên nhìn lại mình. Acc chính đâu sao không xài mà đi xài acc clone vậy? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:46, ngày 10 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời
Vậy phải chăng là Israel và Hamas nã nhau chơi chơi vài nghìn quả tên lửa, sau rồi tạm biệt nhau rút về nước hay sao. – 113.190.16.235 (thảo luận) 12:40, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Israel và Hamas cho dù không rút về nước thì cũng là đang tranh giành một vùng lãnh thổ chưa được quốc tế công nhận hoàn toàn là thuộc về bên nào. Điều này không có điểm nào giống với cuộc chiến tại Ukraina khi Nga thôn tính 4 vùng đất đã được công nhận tuyệt đối từ lâu là thuộc chủ quyền Ukraina. Xin đừng đánh lận con đen. --minhhuy (thảo luận) 12:58, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Tính chất giữa cuộc chiến này và việc Nga xâm lược (bằng cách sáp nhập đất) của Ukraina hoàn toàn không có điểm gì "tương tự" để mà so bì. --minhhuy (thảo luận) 05:59, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
P/s hơi lạc đề so với trang này: chưa biết tiếng Anh có "vạn tuế" hay không nhưng ngay đến Wikipedia tiếng Nga cũng dùng Вторжение России на Украину (с 2022) (Nga Xâm Lược Вторжение Ukraina), họ cũng hiểu rõ "tính chất" cuộc chiến sau nhiều cuộc thảo luận/hòa giải và đã chặn luôn mọi yêu cầu đổi tên khác đi. Xem ra chỉ có ở Wikipedia tiếng Việt mới nhai đi nhai lại chuyện đặt tên cho bài này bất chấp cũng đã thảo luận nhiều lần và chỉ ra lý do. --minhhuy (thảo luận) 10:03, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Vì nó đã vi phạm sự trung lập.
Trung lập, là khi có hai người cãi nhau, ta đứng ra chỗ khác quan sát hai người họ cãi nhau.
Ta vừa công nhận cả hai đó người đúng, vừa không công nhận ai là đúng nhất.
Tại sao vẫn còn cuộc cãi nhau chuyện tên bài, nó giống như việc một đảng nắm đa số nghị viện vậy. Các cuộc thảo luận thường rẽ vào các cuộc biểu quyết, nơi số đông chiếm ưu thế. Bằng việc luôn chiếm quá bán số phiếu, đảng này sẽ luôn "đúng, hợp lí", các phe đối lập sẽ bị dập tắt. Như vậy, việc chỉ ra một cái gọi là lý do hợp lý, tưởng là đưa đến giải pháp trung lập, nhưng thực chất là tồn tại hai phe, một là thành viên có thiện cảm với Mỹ, hai là thành viên có thiện cảm với Nga.
Và kết quả là những người có thiện cảm với Mỹ không chỉ chiếm số đông, mà cũng là những người có quyền lực tại đây. – 113.190.16.235 (thảo luận) 13:00, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
"Xâm lược" (như đã chỉ ra không biết bao nhiêu lần tại các cuộc thảo luận ở trang đó) được định nghĩa là hành vi dùng vũ lực cướp đoạt chủ quyền của một nước, từ này đúng với thực tế của cuộc chiến và được công nhận rộng rãi, không rõ lý do vì sao cứ gán cho từ này cái danh vi phạm trung lập? Việc Đức và Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai thôn tính hàng loạt nước, vẫn được đề cập trong chính Wikipedia là "xâm lược" (có lẽ không cần tôi chỉ ra từng chỗ), không lẽ cũng cần đổi lại hết thành chẳng qua là một hành vi "tấn công", "xung đột", "giao tranh" cho thỏa ý những người đang muốn lợi dụng Wikipedia để định hướng quan điểm? --minhhuy (thảo luận) 13:06, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Một từ rất đơn giản, rất nhiều người nói: Chiến tranh. – 113.190.16.235 (thảo luận) 13:10, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Tôi đề nghị những ai quá bị ám ảnh bởi từ "xâm lược" và muốn xóa sổ từ này khỏi Wikipedia cho nó "trung lập", thì hãy yêu cầu đổi tên toàn bộ loạt bài sau: Nhật Bản xâm lược Thái Lan, Nhật Bản xâm chiếm Miến Điện, Nhật Bản xâm chiếm Sumatra (1942), Nhật Bản xâm lược Mãn Châu, Nhật Bản xâm chiếm vùng vịnh Lingayen, Nhật Bản xâm chiếm Legazpi, vân vân và vân vân, cho nó "công bằng". --minhhuy (thảo luận) 13:12, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Trung lập không quyết định bằng sự dân chủ. Như đã nói, các cuộc thảo luận sẽ rẽ vào các cuộc biểu quyết, nơi số đông chiếm ưu thế, nơi nhiều khi sẽ là quan điểm số đông chứ không phải sự trung lập. Mở biểu quyết không có giải quyết được vấn đề gì. – 113.190.16.235 (thảo luận) 13:17, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Tôi đã kiên nhẫn trình bày những lập luận của mình chờ được phản biện, nhưng xem ra bạn không có ý định phản biện mà đang hướng cuộc thảo luận theo hướng lý sự cùn, nên xin dừng phím tại đây. Bài này hoàn toàn không liên quan gì đến cuộc tranh chấp vô nghĩa này, tốt hơn bạn cũng nên để cho nó yên. --minhhuy (thảo luận) 13:20, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Nếu tôi cãi, phản biện, hay làm cái gì đó, thì hóa ra tôi đang bảo vệ quan điểm tôi, chống lại quan điểm bạn, hoặc là tiếp thu quan điểm của bạn, chống lại quan điểm người khác. Nhưng thứ tôi muốn chỉ là trung lập, tức là cần một thứ dung hòa cho mọi quan niệm, quan điểm.
Chiến tranh Nga - Ucraina, Chiến tranh Hamas - Israel là cuộc chiến tranh đang xảy ra, đang nóng, đang có nhiều phe quan điểm. Vậy, cần phải chọn từ ngữ nào để dung hòa mọi quan điểm, với tôi như thế là trung lập. – 113.190.16.235 (thảo luận) 13:34, ngày 11 tháng 10 năm 2023 (UTC)Trả lời
Acc chính đâu sao không xài mà đi xài IP vậy? Hay acc chính bị cấm rồi? Bạn tìm được đồng thuận thì cứ việc đổi tên bài (theo quy trình ở Wikipedia:thảo luận cộng đồng). Thế nhé, nói nhiều mất hay. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:23, ngày 10 tháng 11 năm 2023 (UTC)Trả lời