Thảo luận Thể loại:Thuyết vô thần

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

- Trước hết, ta phải hiểu rằng "Vô thần" là một KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC dựa trên cơ sở DUY LÝ TRÍ. Người "vô thần" (hay người theo chủ nghĩa vô thần) đa phần là những người có một thái độ triết học hết sức tích cực trên nhiều lĩnh vực, mà đặc biệt là lĩnh vực tôn giáo. Nhận định : "Người Việt Nam theo đạo Khổng, Đạo Nho là vô thần " là một sai lầm nặng nề. Không thể chấp nhận được .

Ta hãy xem "người vô thần là ai, là người như thế nào" để đối chiếu với nhận định trên

1. Người vô thần là ai ?

Người vô thần là một người "chỉ tin vào những gì mình thấy" hoặc chỉ tin vào những gì "khoa học chứng minh được" là có thật, là hiện hữu trong thế giới hữu hình. Người ta dựa trên cơ sở này để "đồng hóa" người theo chủ nghĩa Duy vật, người Cộng sản là vô thần .

2. Người vô thần là người như thế nào ?

Xác định được người vô thần là ai, ta dễ dàng nhận ra cái "vóc dáng đặc trưng" của họ là những người rất thực tế, có am hiểu về khoa học hoặc có một trình độ kiến thức cơ sở nào đó và đặc biệt là một người...hay thắc mắc, hay hoài nghi trước mọi sự kiện, mọi vấn đề từ hữu hình đến vô hình quanh họ. Đối với họ, mọi việc diễn ra trước mắt đều bắt đầu bằng những câu hỏi " Tại sao ? Có thể nào ?..."

Chính từ những đặc trưng đó ta nhận thấy ngay những biểu hiện của họ : Không thể chấp nhận tất cả các giả thuyết "mà khoa học không chứng minh được là có hiện hữu" chứ không riêng gì các "chi tiết thần thánh hoang đường" trong các truyền thuyết tôn giáo.

Bằng cách hiểu này thì nếu nói: người theo đạo Khổng là vô thần có phần cũng đúng vì Không Tử đã từng "dạy" đệ tử của mình là "không hề có ma quỉ, thần thánh gì cả". Và tương tự như vậy thì Đạo Phật...cũng vô thần bằng cái khái niệm "sinh, tử, Niết bàn thể nguyên bất nhị". Thậm chí đạo Thiên chúa cũng trở thành "vô thần" khi cái chi tiết "Chúa đi qua biển không cần dùng tàu thuyền" là hoàn toàn "khoa học" nếu như đi qua..."Biển Chết" ! Và Lão giáo cũng chưa bao giờ thừa nhận những "thầy bùa, thầy pháp" là môn đệ chính thống của mình (!!?)

Để trình bày hết vấn đề, chúng tôi cho rằng "cần cả một bản luận văn" vài trăm trang mới có thể trình bày thấu đáo. Tuy nhiên trong phạm vi bài này, chúng tôi xin có ý kiến tóm tắt vấn đề như sau :

- Vô thần là gì ? Vô thần là một thái độ triết học, mà trong đó NHỮNG GÌ THUỘC PHẠM TRÙ HOANG TƯỞNG, PHI KHOA HỌC nhất là CÁC TRUYỀN THUYẾT TÔN GIÁO không tồn tại.

- Thế nào là người vô thần ? Người vô thần, hiểu theo cách đã trình bày, là một người thực tế, duy lý trí, chỉ tin vào những gì mắt thấy tai nghe hoặc những gì khoa học "chứng minh được". Người vô thần, hiểu theo cách "người không tôn giáo" là không chính xác, vì thật sự họ cũng có tôn giáo. Tôn giáo đó chính là "khoa học". Và trong một chừng mực nào đó niềm tin vào "tôn giáo khoa học" của họ còn mang tính cuồng tín và mãnh liệt hơn bất kỳ tín đồ của bất kì tôn giáo nào. Thảo luận Thành viên:Tranngoc

Theo định nghĩa trên thì những người theo chủ nghĩa hoài nghi, không tin vào bất cứ nhận định nào cho đến khi nó đã được chứng minh chặt chẽ (như chứng minh của định lý toán học) cũng có thể liệt vào thể loại này? Newone (thảo luận) 10:46, ngày 1 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Người này không phải vô thần. Đây là loại người pha lẫn giữa duy lý và duy vật.

Người vô thần chỉ đơn giản là phủ nhận thần thánh, thế lực siêu nhiên.. Như thế mới đối lập với người hữu thần là người xác định sự hiện diện của thần thánh, hay các thế lực siêu nhiên.