Thảo luận Wikipedia:Thảo luận Chiến lược Phong trào Wikimedia 2017/Chu kỳ 3

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thách thức tuần 5: Wikimedia đáp ứng nhu cầu của độc giả hiện tại và trong tương lai bằng cách nào khi mà thế giới trải qua những thay đổi đáng kể về dân số trong 15 năm tới?[sửa mã nguồn]

Ý tưởng 1:Khi dân số thế giới trải qua những thay đổi lớn, phong trào Wikimedia có cơ hội giúp nâng cao kiến thức có sẵn ở nhiều nơi hơn và nhiều người hơn. Châu lục Châu Phi dự kiến sẽ tăng 40% dân số, cùng với khả năng tiếp cận Internet và tỷ lệ biết đọc biết viết trong 15 năm tới. Tiếng Tây Ban Nha được mong đợi sẽ trở thành ngôn ngữ phổ biến thứ hai trong vòng 35 năm. Khi các nền văn hoá và địa lý mới trở nên nổi trội hơn, các dự án Wikimedia hiện nay có thể ít liên quan đến phần lớn dân số thế giới.[sửa mã nguồn]

1. Vấn đề đạt ra đã rõ vậy tôi xin được góp ý một lộ trình như sau để giải quyết vấn đề

a. Châu phi lục địa mới và châu âu lục địa già
b. Công nghệ và internet hay đầu tư vào giáo dục và y tế
c. Hợp tác đầu tư cùng phát triển

2. Cách thức thực hiện

a. Châu âu và Châu Phi
Thứ 1: Châu âu và Châu mỹ lục địa già, theo ước tính hiện nay là dân số ở các lục địa này đang ngày càng sụt giảm. Vậy ảnh hưởng như thế nào đến WIKI. Ta có thể nhận thấy rõ ở các khu vực này là các nên kinh tế lớn hàng đầu thế giới cùng với đó là nền tảng của công nghệ và đặc biệt là internet với đó là trình độ về văn hóa và giáo dục cao. hầu hết mọi cá nhân đều biết sử dụng máy tính và internet. 
       Vậy Wiki được lợi gì từ các lục địa này, đó là Wiki là một trang thông tin, dữ liệu hàng đầu, một cuốn từ điển miễn phí mà người dùng có thể tra cứu trực tiếp qua cổng internet thông qua một chiếc máy tính bàn hoặc cá nhân. Đó chính là lợi thế của Wiki và cũng là hạn chế của Wiki
       Lợi thế là một cuốn từ điển mà bất kỳ một ai cũng có thể tham khảo
       Nhưng phải thông qua hệ thống mạng và công cụ hỗ trợ, và điều quan trọng nhất là số lượng người truy cập vào trang Wiki khi châu âu và châu mỹ dân số đang giảm đồng nghĩa với lượng truy cập sẽ giảm dù cho đây là thị trường tốt.

Thứ 2: Châu phi một lục địa mới dân số tăng nhanh, một thị trường mới cho Wiki nhưng lại vấp phải một hạn chế rất lớn đó là

     -Trình độ văn hóa thấp
     -Hệ thống mạng lưới và công nghệ hầu như chưa có 
     -Lý do: Mức sống của người dân quá thấp và nhu cầu về thông tin và công nghệ là chưa cao
b. Phát triển công nghệ và internet tại châu phi hay y tế và giáo dục
  - Đây là một giải pháp phi thực tế, vì tri phí thực hiện giải pháp này quá lớn. Câu hỏi đặt ra đó là khi tiến hành lộ trình phát triển công nghệ và internet thì khách hàng là ai và thu hồi vốn thế nào, vì người dân tại châu phi hiện tại cần lương thực và nước uống chứ không phải là máy tính và một mớ dây điện
  - Để giải quyết vấn đề nêu trên cần một thực tế là nâng cao mức sống và nâng cao trình độ văn hóa tại lục địa Châu phi

Cách thực hiện B1: Thực hiện đó là cần phát triển một đội ngũ người gốc bản địa, đào tạo họ thành những giáo viên, bác sỹ, kỹ sư với trình độ và học vấn chuẩn và thực tiễn để có thể áp dụng tại châu phi. Vì như vậy sẽ không xẩy ra chiến tranh giữa hai nên văn hóa đó là văn hóa bản địa của người Châu phi và văn hóa ngoại lai ( văn hóa phương tây, châu âu...) B2: Phat triển cơ sở hạ tầng, đường, điện, trường, chạm...ta có thể thấy châu phi luôn rơi vào tình trạng thiếu lương thực và dịch bệnh. Lý do là mỗi khi xẩy ra đại dịch thì các nước đều cử nhận viên và tiếp tế lương thực ngay lập tức điều này rất tốt nhưng không thực tế. Vì nếu lúc nào khi người dân ở Châu phi có nguy cơ trúng ta lại hỗ trợ bằng sản phẩm như vậy quá là thụ đông, thay vào đó các tổ chức và chính phủ cần đưa ra một chiến lược dài hơi hơn. Chăng hạn như phát triển nông nghiệp, công nghiệp tai châu phi, hướng dẫn và đào tạo các chuyên gia về nông nghiệp tại châu phi, để tự người châu phi phát triển Châu phi. Vì chính họ mới là người hiểu rõ nhất về văn hóa, khí hâu... ở đây chồng được cây gì, nuôi con gì... và cả y tế là một điều ko thể thiêu. B3 : Xây dựng trường học, mở các lớp học, nâng cao kiến thức của người dân Châu phi, từ đó từng bước phát triển công nghệ, và xây dựng hệ thống thông tin văn hóa của người dân châu phi. Khi đó là lúc Wiki phát triển mạnh nhất tại lục địa này

3. Hợp tác và phát triển Nếu như một minh, một công ty khi bước chân vào lục địa này để tự phát triển và xây dựng chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều rào cản từ chính phủ, con người, văn hóa. Thế nên tôi đưa ra kiến nghị là hợp tác và cùng phát triển Châu phi

Hợp tác ở đây là cần sự hợp tác tích cực từ chính phủ nước sở tại, vì nếu như nước sở tại không chấp nhận hỗ trợ hay cấp giấy lưu thông, tham gia hỗ trợ lục địa này thì khả năng tiếp cận thị trường mới này hầu như là không thể thực hiện được.
Vậy đầu tiên cần phải hợp tác được với chính phủ
Tiếp theo nếu như đã có giấy ủy quyền từ chính phủ, thì rào cản tiếp theo đó là con người và văn hóa dân tộc. Vậy nên trước khi xin được giấy phép từ chính phủ ta phải hiểu toàn diện về văn hóa và con người châu phi. Tốt hơn hết là đội ngũ làm việc tại Châu Phi cũng chính là người gôc bản địa tại lục địa này
Vấn đề tiếp theo là nguồn vốn và các tổ chức hợp tác để cùng phát triển châu phi. Theo tôi Wiki có thế mạnh về thông tin và tiềm lực cũng chính là thông tin. Vậy theo tôi nghĩ tốt nhất bạn nên phát triển hệ thống thông tin của minh tại đây cũng như trong việc tìm kiếm đối tác để phát triển tại thị trường Châu Phi. Vì đây là một thị trương mới đầy tiềm năng, nhưng cần phải xậy dựng từng bước để phát triển tại đây 

(copy của bạn Haidn1993)

Ý tưởng 2: Theo các nghiên cứu gần đây, độc giả ở bảy nước hoạt động tích cực nhất của chúng ta ít hiểu biết về cách hoạt động của Wikipedia, được cấu trúc, được tài trợ và cách thức tạo ra nội dung. Điều này đặc biệt đúng đối với những người 13-19 tuổi. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng độc giả chủ yếu xem xét tính hữu dụng (hữu dụng), dễ đọc và 'kiến thức miễn phí cho mọi người', các thuộc tính quan trọng nhất của Wikipedia. Họ liên kết Wikipedia một cách ôn hòa với "nội dung trung lập, không thiên vị" và "minh bạch". Đây là cơ hội để nâng cao nhận thức và kiến thức về thương hiệu.[sửa mã nguồn]

Thách thức tuần 4: Wikimedia tiếp tục hữu ích như thế nào đối với thế giới khi việc tạo ra, trình bày và phân phối tri thức đã thay đổi nhiều?[sửa mã nguồn]

  • Đối với các lĩnh vực vừa mới xuất hiện, phát triển nội dung trên điện thoại di động ở địa phương là một cơ hội to lớn.
  • Trên toàn cầu, các sản phẩm sẽ tiếp tục phát triển từ các trang web "đơn giản" với các trải nghiệm thiết bị khác nhau (máy tính để bàn, di động) đến các nền tảng tích hợp tinh vi hơn, kết hợp các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, thực tế gia tăng và thực tế ảo.

Việc có thể soạn thảo và bình luận các trang wikipedia bằng các ứng dụng trên di động là một nhu cầu cần thiết. Tuanminh01 (thảo luận) 10:59, ngày 24 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nên đưa các bài viết Wikipedia lên facebook. Typue (thảo luận) 14:26, ngày 26 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Câu này gây chú ý làm mình phải vào đọc và cho ý kiến :"(khi mà mọi người tin vào Facebook còn hơn cả báo chí!) " : Thứ nhất, có tin những bài trên Facebook hay không còn tùy thuộc vào ai là người viết bài. Còn trên báo chí, nhất là trong những chiến dịch đấu tố, những người viết bài hầu hết là những kẻ nặc danh. Vì vậy báo chí cần ra quy định mới, hễ bài viết thì phải đăng tên thật lên. Báo nhà nước mà không làm gương, thì không thể nâng cao phẩm chất báo chí được. Thứ nhì, chính vì lý do này nên đổi cách thức chấp nhận nguồn đưa lên wiki. Ít nhất các bài viết của các nhà chuyên môn trên Facebook như các luật sư chả hạn, phải được đánh giá ngang hàng với các bài viết trên các tờ báo nhà nước. DanGong (thảo luận) 16:15, ngày 27 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Không nên sử dụng nguồn facebook.Typue (thảo luận) 07:42, ngày 28 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Đối với câu :"(khi mà mọi người tin vào Facebook còn hơn cả báo chí!)" thì điều đó cần phải xem xét lại, vì trong thời đại hiên nay, thông tin báo chí mang lại có thể nói là thực sự chậm trễ, điều đó buộc người ta phải tiếp nhận và tin vào những nguồn dù họ biết là không chính xác, đối với Wikipedia, thực sự phải nói thông tin ở đây cực kì hữu ích nhưng vẫn còn quá thiếu và quá chậm trễ so với tốc độ tiếp nhận của con người với những thiết bị thông minh có thể kết nối mọi nguồn ngay và luôn như vậy. Trên thực tế, trình độ công nghệ của Việt Nam phát triển không nhanh bằng thế giới, nhưng lại tạo ra những thay đổi lớn trong việc tiếp nhận thông tin (dẫn đến thông tin ngày càng không chính xác) là do chưa được định hướng và chưa có một nguồn nào thực sự đáng tin cậy đế xác thực, cùng với việc ai cũng có thể tạo ra chúng một cách dễ dàng, nên liệu có được không khi sử dụng nguồn trôi nổi lên Facebook, và liệu nếu đưa các bài viết Wikipedia lên Facebook thì có ai chịu dành thời gian để đọc chăng? Katherinemai (thảo luận) 08:39, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thách thức Tuần 3: Khi Wikimedia hướng tới năm 2030, làm thế nào để chúng ta có thể chống lại được mức độ thông tin sai lệch ngày càng gia tăng?[sửa mã nguồn]

Xu hướng thông tin sai lệch đang gia tăng và có thể thách thức khả năng tìm kiếm nguồn tri thức đáng tin cậy của các thành viên Wikimedia[sửa mã nguồn]

Vụ này khá phổ biến ở Wikipedia Việt khi có 2 phe đua nhau sửa các bài viết về lịch sử chiến tranh Việt Nam. Tuanminh01 (thảo luận) 14:36, ngày 18 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có lẽ phải lập cơ chế kiểm tra nguồn thông tin, khó là ở chỗ cộng đồng chúng ta không đủ người. Tuanminh01 (thảo luận) 17:05, ngày 23 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Là trang bách khoa toàn thư, các thông tin về lịch sử phải được ghi chép dưới thái độ trung lập, khách quan, không mang tính chất đánh giá theo ý kiến chủ quan của cá nhân hay nghiêng về phía bên nào. Có lẽ các bài trên wikipedia chỉ mới một số ít làm được như vậyDuongdatninja146 (thảo luận) 06:44, ngày 24 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu có nghi ngờ mạo nguồn thì bắt trích dẫn nguồn. Có thể thành lập một hội đồng kiểm chứng nguồn gồm các thành viên ở nhiều quốc gia khác nhau. Nên tạo một trang yêu cầu kiểm chứng nguồn. Ai có nghi ngờ về nguồn có thể nêu ở đó để cộng đồng cùng kiểm chứng.Typue (thảo luận) 14:33, ngày 26 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thách thức của Tuần 2: Làm thế nào chúng ta có thể nắm bắt được tổng hợp của tất cả kiến thức khi phần lớn thông tin không thể được kiểm chứng theo cách truyền thống?[sửa mã nguồn]

Phần lớn kiến thức của thế giới vẫn chưa được ghi lại trên các trang web của chúng ta và nó đòi hỏi những cách mới để tích hợp và xác minh các nguồn thông tin.[sửa mã nguồn]

Hãy viết những đoạn mã có thề liên kết với các trang web khác nhau để có thể kiểm chứng được thông tin một cách chính xác tránh vi phạm bản quyền và sai trái sự thật. thảo luận quên ký tên này là của AH2004 (thảo luận • đóng góp).

Thách thức của Tuần 1 : Cộng đồng và nội dung của chúng ta sẽ duy trì tính hữu ích như thế nào trong một thế giới đang thay đổi?[sửa mã nguồn]

Chia sẻ kiến thức đã mang tính xã hội hóa cao trên toàn cầu[sửa mã nguồn]

Giới trẻ chỉ chia sẻ cảm xúc cá nhân (chủ quan) trên các mạng xã hội như Facebook, nhưng khi tranh cãi về đúng sai (khách quan), họ tìm tới wikipedia. Tính hữu ích của wikipedia thể hiện rõ trong các cuộc tranh luận trên mạng xã hội. Tuanminh01 (thảo luận) 09:49, ngày 6 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mô hình bách khoa toàn thư của phương Tây không đáp ứng nhu cầu phát triển của tất cả những người muốn học[sửa mã nguồn]

Cách đây 15 năm, wikipedia sử dụng mã nguồn tốt nhất vào thơi điêm đó. Hiện tại 15 năm trôi qua rồi, giao diện và cách thức viết bài của wikipedia về cơ bản vẫn như cũ và có phẩn lạc hậu hơn các trang liên tục đổi mới như Facebook. Các trang web nổi luôn có app đi kèm để tăng tương tác, nhưng wikipedia app vẫn chưa thực sự phổ biến và có ít người sử dụng. Tuanminh01 (thảo luận) 16:29, ngày 9 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Có thể tạo bách khoa toàn thu rút gọn chỉ bao gồm những thông tin cô đọng hữu ích nhất. Typue (thảo luận) 04:04, ngày 27 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Cần thay đổi giao diện của Wikipedia[sửa mã nguồn]

Wikipedia nên thay đổi giao diện trên cả PC và app sao cho bắt mắt và hợp lí để thu hút nhiều người muốn học hơn. Giao diện của Wikipedia còn đơn giản, "một màu", nên chưa thu hút được nhiều người. Wikipedia thật sự rất hữu ích và tiện dụng hơn cả bách khoa toàn thư. Nếu cải thiện được giao diện thì chắc chắn Wikipedia sẽ thu hút được rất nhiều học viên khác.thảo luận quên ký tên này là của 113.184.202.113 (thảo luận • đóng góp).

Tôi thấy Wikipedia để giao diện đơn giản như hiện nay là đã quá ổn, để màu mè thêm có thể làm mất tập trung và gây nhức mắt nếu đọc lâu. jan Win 10:10, ngày 15 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Giao diên qua đạt ,người dọc de hiểu và dể tìm tòi. nâng cao hơn nữa.. thảo luận quên ký tên này là của 14.191.33.80 (thảo luận • đóng góp).

Xu hướng bây giờ là giao diện đơn giản nhưng phải hiệu quả không gây nhàm chán. Wikipedia hiện tại đã gần như là tối ưu, nếu cải thiện giao diện thì ta nên cải thiện về các tính năng, xây dựng những tính năng mới,... Duongdatninja146 (thảo luận) 06:38, ngày 24 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nên cải thiện visual editor. Typue (thảo luận) 15:19, ngày 26 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn Typue làm ơn nói rõ cải thiện cái gì như thế nào? Tuanminh01 (thảo luận) 04:01, ngày 27 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời

Ví dụ như sủa chữa một quote, table, bảng mẫu trong một bài viết còn phức tạp. Typue (thảo luận) 04:05, ngày 27 tháng 7 năm 2017 (UTC)Trả lời