Thảo luận Wikipedia:Tranh chấp dở hơi

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ví dụ trong bài[sửa mã nguồn]

1. Trong bài nêu rõ: "Đừng đưa tên người đã tham gia vào tranh chấp."

2. Vụ việc có nguồn gốc sâu xa bao gồm nhiều mâu thuẫn trong quá khứ: tranh cãi quanh việc xóa bài, xích mích từ việc cấm thành viên,... với rất nhiều bên liên quan chứ không đơn thuần lý do như người viết đã dẫn.

3. "Những hình ảnh và chữ ký vô cùng tầm thường" là cụm miêu tả không chính xác. Trước khi tôi tham gia từng có một vụ sai phạm hình ảnh và chữ ký ầm ĩ nghiêm trọng hơn thế này (treo cờ Nazi, cục phân,...), thử hỏi bất cứ thành viên kỳ cựu nào cũng biết, nhưng vụ lần này là lớn nhất từ khi tôi tham gia. Tranh chấp xoay quanh quy định không thể xếp vào "tranh chấp dở hơi" được như các ví dụ khác được. ~ Violet (talk) ~ 12:38, ngày 23 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]

1. Tôi đã tham khảo trang en wiki. Việc tranh chấp diễn ra ở một trang thành viên không có nghĩa là thành viên đó tham gia vào tranh chấp, đơn giản chỉ là nơi chiến trường xảy ra (cũng có thể tôi nhầm; mong bạn làm rõ). 2. Trong bài viết đã biểu thị rõ tính hài hước, tức là không đầy đủ và không phản ánh đúng sự thực khách quan. Ngoài ra thì tôi không thấy thông tin tôi đưa vào có gì sai? (Đúng là nó không đầy đủ, nhưng nó không sai). 2b. Bạn có thể thêm vào nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến; cái này tôi viết theo kiến thức của mình, nếu bạn có thể đóng góp bổ sung cho bài thì rất vui. 3. Không có quy định nào nói rằng một tranh chấp xoay quanh quy định thì không phải là một tranh chấp dở hơi (thậm chí rất nhiều "lame edit wars" diễn ra ngay trên các trang quy định và chính sách của Wiki, bạn có thể tham khảo bài en); có thể bản dịch "dở hơi" của tôi từ "lame" không được chuẩn; mong giúp đỡ; ngoài ra thì edit wars là "cuộc chiến biên tập", tức là phải có nhiều sửa đổi qua lại liên tục, tôi dịch thành "tranh chấp" cho ngắn gọn, có thể không chuẩn). 3b. Cũng chính vì nó lớn nên nó mới đáng được đưa vào bài viết (bản en là "những cuộc chiến dở hơi nhất", nhưng vì viwiki chưa có nhiều cuộc chiến nên tôi tạm bỏ chữ "nhất") nhầm lẫn giữa "lớn nhất" và "dở hơi nhất". 3c. Đây chỉ là một trang giải trí hài hước, bạn đừng nghiêm túc quá. 3d. Đã sửa lại câu, bỏ chữ "tầm thường". Thân. Buiquangtu (thảo luận) 12:43, ngày 23 tháng 8 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bài học rút ra[sửa mã nguồn]

Yeh! Chào mừng độc giả đến với chuyện tiếu lâm trên wikipedia tiếng Việt, nếu chỉ đơn giản đọc lướt qua thì bạn sẽ ôm bụng cười và hết! Vâng, chỉ vậy! Nhưng nếu bạn suy nghĩ sâu hơn thì những chuyện cười có thể đã được ngăn cản hoặc sẽ không bao giờ xảy ra nếu những lỗ hổng quy định/hướng dẫn vá lại từ đầu. Nhìn sâu hơn, độc giả sẽ thấy nước mắt, những lỗ hổng của wikipedia tiếng Việt cứ hiện ra mồn một. Ha ha! Đùa đấy, hãy thưởng thức những câu chuyện cười ra nước mắt cái nào! Lêu lêu.--Nacdanh (thảo luận) 00:04, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chắc tôi cũng muốn làm thêm 1 cái tranh chấp dở hơi mới cho bài bớt chán [1]. Coi như là tình tiết thêm mắm muối vậy.  A l p h a m a  Talk 09:58, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy ứng cử này đã trở thành một màn rap chiến quy mô lớn thật sự trong bối cảnh nhạc rap đang thịnh hành ở Việt Nam. Tôi cũng muốn viết lắm nhưng văn chương không được lai láng như mấy thánh nên không biết viết sao. Coi như là thỉnh cầu vậy. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 09:52, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Các thành viên nên dành thời gian đi viết bài tạo nội dung thì hay hơn. Tuy nhiên có vẻ sự thích thú với chủ đề ít quan trọng, không bách khoa như hài hước, tào lao,... là điều không tránh khỏi theo cách giải thích của tâm lý học.  A l p h a m a  Talk 19:31, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]