Thận tần

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thanh Cao Tông Thận tần
清高宗慎嬪
Càn Long Đế tần
Thông tin chung
Sinh?
Mông Cổ
Mất1764
Bắc Kinh, Đại Thanh
An tángPhi viên tẩm, Dụ lăng
Phu quânThanh Cao Tông
Càn Long Đế
Tước hiệu[Y Quý nhân; 伊貴人]
[Thận tần; 慎嬪]
Thân phụĐức Mục Tề Tắc Âm Sát Khắc

Thận tần Bái Nhĩ Cát Tư thị (chữ Hán: 慎嬪拜爾葛斯氏; ? - 1764), là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.

Xuất thân ngoại tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Thận tần Bái Nhĩ Cát Tư thị là người Mông Cổ, sinh ngày 11 tháng 4 (âm lịch), nhưng không rõ năm sinh. Bà là con gái của Đức Mục Tề Tắc Âm Sát Khắc (德穆齊塞音察克), người của bộ tộc Đạt Thập Đoạt Ngã (达什达瓦) - một chi hộ tộc của Chuẩn Cát Nhĩ Hãn quốc thuộc nhánh Ách Lỗ Đặc (厄鲁特). Căn cứ Quân cơ xứ Mãn văn lục phó tấu chiết (军机处满文录副奏折), sau khi Chuẩn Cát Nhĩ diệt vong, đại bộ phận người Đạt Thập Đoạt Ngã bị người Cáp Tát Khắc Hòa Kha Nhĩ Khắc Tư (哈萨克和柯尔克孜) cướp bóc, một số bị bán làm nô lệ qua Châu Âu.

Khoảng năm Càn Long thứ 20 (1755), là lúc Đại Thanh bình định Chuẩn Cát Nhĩ, bộ tộc Đạt Thập Đoạt Ngã đã xua quân giúp Đại Thanh, hiệp trợ bình định. Bởi vậy trong chỉ dụ của Càn Long Đế tới 2 lần, đề cập việc cho người Đạt Thập Đoạt Ngã đến Nhiệt Hà cư trú. Càn Long Đế thậm chí vì cung cấp nhu cầu tu đạo Phật, đã giúp xây nên An Viễn miếu (安遠廟). Từ đấy, bộ tộc Mông Cổ thuộc Ách Lỗ Đặc thường xuyên tụ tập đến Nhiệt Hà.

Người bộ tộc Đạt Thập Đoạt Ngã có thể tham tuyển binh, càng được triều đình trọng vọng. Phó Đô thống khu Nhiệt Hà khi ấy tấu lên, già trẻ trai gái người bộ tộc Đạt Thập Đoạt Ngã đến cư trú Nhiệt Hà, đã hơn 2100 người. Phỏng đoán trong đoạn thời gian này, Bái Nhĩ Cát Tư thị theo cha đầu nhập Đại Thanh, duyên cớ trở thành tần phi cho Càn Long Đế.

Đại Thanh tần phi[sửa | sửa mã nguồn]

Theo ghi nhận lại, Bái Nhĩ Cát Tư thị khi vào cung được đến Dực Khôn cung, do Kế Hoàng hậu giáo dưỡng cung quy[1]. Đây là một quá trình bình thường thời Càn Long nếu cung phi không qua Bát Kỳ tuyển tú thông thường, họ sẽ hưởng địa vị Cung nữ tử trước, sau đó được một Hậu phi nào đó đứng đầu dạy quy củ rồi tiến hành đưa vào hàng phi tần qua địa vị Thường tại hoặc Quý nhân (hầu như không thấy Đáp ứng). Năm Càn Long thứ 24 (1759), ngày 19 tháng 6 (âm lịch), Bái Nhĩ Cát Tư thị được thụ phong Quý nhân, được gọi bằng xưng hiệu Y Quý nhân (伊貴人). Cùng ngày có Quách thị do Thuần Quý phi giáo dưỡng cũng trở thành Thường tại[2].

Y Quý nhân là một trong số ít cung phi, cùng Kế Hoàng hậu thường xuyên xuất hiện trong Xuyên đái đương (穿戴檔), ghi nhận hay làm một số đoạn nữ công, giúp Càn Long Đế sửa chữa quần áo. Như ngày 22 tháng 4 (âm lịch) năm Càn Long thứ 26 (1761), Càn Long Đế hạ chỉ: ["Ngũ thải tuyến kim ti hỏa liêm áo, khi về giao cho Thận tần"; 五彩線金絲火鐮襖到家裏交與慎嬪]. Điều này đồng thời cũng biết được trong thời gian này bà đã được chỉ dụ thăng lên Tần. Càn Long Đế thường xuyên khen Thận tần, do được Hoàng hậu giáo dưỡng mà [Lục cung nhã phạm; 六宮雅範], đồng thời cũng cho thấy quan hệ giữa Thận tần và Hoàng hậu tương đối không tồi.

Thận tần chỉ dụ thăng Tần, đã có Triều quan bằng da chồn đen. Dung tần Hòa Trác thị mang mũ áo người Hồi, không sửa đổi[3].

Năm Càn Long thứ 27 (1762), ngày 21 tháng 5 (âm lịch), mệnh Hiệp bạn Đại học sĩ kiêm Lại bộ Thượng thư Triệu Huệ làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Ngũ Linh An (伍齡安) làm Phó sứ, tiến hành sách phong lễ cho Thận tần. Cùng ngày hôm đó, Dung tần cũng được làm lễ sách phong. Sang ngày hôm sau, Thận tần cùng Dung tần được nữ quan dìu đến trước Dực Khôn cung, làm lễ lớn bái kiến Hoàng hậu. Sau khi Hoàng hậu được Nội giám thỉnh thăng tọa, Thận tần cùng Dung tần đều hành đại lễ [Lục túc tam quỵ tam bái lễ] đối với Hoàng hậu[4].

Sách văn viết:

Năm Càn Long thứ 29 (1764), Thận tần bị bệnh. Càn Long Đế quan tâm sức khỏe của Thận tần, từ Nhiệt Hà phái hai vị đại phu người Ách Lỗ Đặc xem bệnh cho Thận tần, đặc biệt dụ không được chậm trễ, còn phái người triệu em trai của Thận tần đến kinh sư[5]. Sang ngày 4 tháng 6 (âm lịch), Thận tần Bái Nhĩ Cát Tư thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Ngày 7 tháng 6 (âm lịch), Hoàng hậu Na Lạp thị, cùng chư vị phi tần trong nội đình đến Tĩnh An trang, đưa tiễn kim quan của Thận tần.

Năm Càn Long thứ 30 (1765), kim quan của Thận tần từ Tĩnh An trang táng nhập Phi viên tẩm, Dụ lăng.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tên phim Diễn viên Nhân vật Ghi chú
2018 Như Ý truyện Lưu Mỹ Đồng
劉美彤
Bái Nhĩ Cát Tư Ân Nhã
(拜爾葛斯•恩雅)
Vốn dĩ là "Thận tần", trong phim sửa thành 「Khác tần; 恪嬪」
Tăng Nhất Huyên
曾一萱
Sách Xước Luân A Nhược
(索绰倫•阿箬)
Nhân vật hư cấu, tứ phong hiệu 「Thận tần; 慎嬪」

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《乾隆至嘉慶年添減底檔》:六月十九日敬事房首領楊雙全傳說,皇后學規距女子封伊貴人,冬例日用紅羅炭五斛、黑炭二十五斛、 米四十斛、夏例日用黑炭十八斛。
  2. ^ 翌日,高宗命蘇州的地方官員趕緊呈進绣缎地袍褂料兩套,並且指定要用四等绣法。第一套是石青缎绣八团夔龙捧寿褂料並香色缎绣金龙袍料。第二套是石青缎绣八团夔龙捧寿褂料並香色缎绣金龙袍料
  3. ^ 《穿戴檔》之六百五十一 :總管王成傳旨總管馬國用等,前者爾等奏與慎嬪、容嬪,按嬪例各做朝冠二頂,無珠石鑲邊,朝衣三分及襉褶朝衣一分,外邊俱不必辦理。現今慎嬪有額勒特朝衣冠穿戴,容嬪現有回子朝衣冠穿戴,因此朝冠朝衣及襉褶朝衣,爾等俱不必辦理。再慎嬪容嬪朝冠頂二分,裡邊照豫嬪之例,每位打造朝冠頂一分。其慎嬪黑狐皮朝冠,天鵝絨朝冠,著總管馬國用傳四執事庫應用五色線帶,著造辦處辦理。其容嬪朝冠仍戴本人朝冠,不必另辦,欽此。乾隆二十七年正月初十日。
  4. ^ 《册封慎嫔容嫔所有受册行礼仪注》礼部谨奏为礼仪事,恭照乾隆二十七年五月二十一日巳时册封慎嫔、容嫔礼仪。是日早臣部鸿胪寺官设节案二于太和殿内正中,设慎嫔、容嫔册案与左旁。设采亭二于内阁门外。臣鸿胪寺官预交内监于慎嫔、容嫔各宫内正中设节案一张,前设香案一张,左旁设册案一张。......慎嫔俱礼服迎于宫门内之右,立侯节册过。慎嫔随后入宫,就拜位立,内监捧节,册置各案上。内赞礼女官赞:"跪",慎嫔跪;赞宣册,宣册女官就册案捧册文宣毕;赞:"授册",宣册女官捧册授侍左女官,女官跪接受慎嫔;慎嫔受册,转授侍右女官,女官跪接起立;赞:"兴",慎嫔兴;赞:"行礼",慎嫔行六拜三跪三叩礼。礼毕,内监持节出宫,慎嫔送节于宫门内之右,还宫。其册封容嫔于宫内迎送、宣册、受册、行礼于慎嫔同,册封礼毕。正副使以册封礼毕,复命。次日早,内监预设慎嫔、容嫔拜褥于皇太后宫月台上,左右排设,至时慎嫔、容嫔,乘舆依次出,至皇太后宫,东西向立,内监奏请皇太后升座,皇太后升座毕,女官引慎嫔、容嫔各就拜位立,立定行六拜三跪三叩礼,礼毕仍复原位立。俟皇太后还宫,内女官引慎嫔、容嫔乘舆回宫,诣皇上前侯行,内监奏请皇上升座。内监引慎嫔、容嫔于皇上前行六拜三跪三叩礼,礼毕皇上降座。内女官引慎嫔、容嫔赴皇后宫行礼,内监奏请皇后升座,女官引慎嫔、容嫔于皇后前,行六拜三跪三叩礼,礼毕皇后还宫。慎嫔、容嫔俱出。为此谨具奏闻。
  5. ^ 《為遵旨將熱河二厄魯特醫生派往京城給慎嬪看病事呈文》:热河现有二厄鲁特医师,著速派往京城。钦此。钦遵。自副都统处领受呈文,著仍照先前派人,带领看护此二厄鲁特医师,速驰驿发往京城,不得有丝毫延误。