Thế giới cổ tích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thế giới cổ tích
Thể loạiĐồng thoại, khôi hài, phiêu lưu
Định dạngPhim màu
Sáng lậpĐài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long
Kịch bảnÁi Duy
Nguyễn Đổng Chi (truyện)
Đạo diễnNguyễn Minh Chung
Quách Khoa Nam
Bùi Ngọc Nam Phương
Dẫn chuyệnMạc Can
Nhạc phimĐăng Duy
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Nhà sản xuấtBùi Thanh Phong
Biên tậpThiện Thư
Địa điểmĐông Nam Bộ
Tây Nam Bộ
Kỹ thuật quay phimNguyễn Khởi
Đình Trung
Bố trí cameraTrung Lai
Long Sơn
Hoàng Hiệp
Thời lượng30 phút x 50 tập
Đơn vị sản xuấtHãng phim Phương Nam
Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long
Nhà phân phốiĐài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long
Trình chiếu
Kênh trình chiếuTHVL1
Định dạng hình ảnhHD
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
Phát sóng2015 – 2018
Thông tin khác
Chương trình trướcCổ tích Việt Nam (1993)

Thế giới cổ tích là loạt phim truyền hình đồng thoại do Nguyễn Minh ChungQuách Khoa Nam đồng đạo diễn, xuất phẩm giai đoạn 2015-2018 tại Vĩnh Long.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Quãng 10 năm sau khi loạt Cổ tích Việt Nam kết thúc, kĩ nghệ điện ảnh tại Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực. Vì thế, trong kế hoạch phong phú hóa nội dung phát sóng, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long quyết định vừa chiếu lại Cổ tích Việt Nam vừa đặt Hãng phim Phương Nam chuyển thể tiếp bộ Kho tàng cổ tích Việt Nam của tác giả Nguyễn Đổng Chi.

Vì thế, vào năm 2015, ban điều hành Hãng phim Phương Nam quyết định ủy thác đạo diễn Nguyễn Minh Chung thực hiện phiên bản truyền hình của Cổ tích Việt Nam, nghĩa là vừa dựng lại vừa khai thác tiếp bộ Kho tàng cổ tích Việt Nam[1]. Loạt phim ban đầu được dự kiến 20 tập, mỗi tập tối đa 30 phút, nhưng sau được kéo thêm 30 tập nữa[2].

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân kì nghỉ hè, mấy em nhỏ ở thành phố về quê chơi. Trong lúc chơi trốn tìm, sắp nhỏ phát hiện trong buồng có cuốn sách cổ tích và một quả cầu thủy tinh. Cuốn sách chính là cánh cửa bước vào thế giới những câu truyện cổ, còn quả cầu cho thấy diễn biến bên trong thế giới cổ tích. Hai báu vật này là của ông Tám và chỉ ông Tám mới biết cách xài.

Ông Tám bắt đầu kể cho lũ trẻ nghe những câu truyện thần tiên, mà ở đó, cái thiện luôn đắc thắng và cái ác bị trừng phạt.

Danh sách các tập phim:

  • Cây tre trăm đốt
  • Hà rầm hà rạc
  • Chum vàng biết đi
  • Thiếu phụ Nam Xương
  • Ai mua hành tôi
  • Trạng ếch
  • Bụng làm dạ chịu
  • Hai cô gái và bầy quỷ nhỏ
  • Sọ Dừa
  • Nàng Út
  • Tấm Cám
  • Ăn khế trả vàng
  • Người hóa dế
  • Hai anh em và con chó đá
  • Em bé thông minh
  • Thầy lang bất đắc dĩ
  • Vua heo
  • Sự tích thạch sùng
  • Của Thiên trả Địa
  • Giận mày tao ở với ai
  • Chiếc áo tàng hình
  • Người học trò nghèo và Ngọc Hoàng
  • Chú Cuội cây đa
  • Công dã tràng
  • Bốn người tài
  • Tam và Tứ
  • Mũi dài
  • Sự tích con khỉ
  • Con cóc là cậu ông giời
  • Chàng ngốc được kiện

Kĩ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Phim được thực hiện tại Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông giai đoạn 2015-20.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chủ nhiệm: Đình Trực
  • Trợ lí: Thu Vân
  • Bí thư: Hương Ngân, Nhật Tân
  • Điều phối: Lê Quang Nguyên
  • Phó đạo diễn: Ngọc Hùng
  • Phục trang: Ngọc Châu, Lê Thị Phượng
  • Hóa trang: Ngọc Dung, Thu Uyên
  • Thiết kế: Năm Râu, Bảy Râu, Quý Đạt, Xuân Hải
  • Phối sáng: Minh Thiện, Thanh An
  • Dựng phim: Quỳnh Trâm
  • Âm thanh: Nguyễn Nam, Minh Nhật
  • Hòa âm: Lê Đình Thắng, Trần Vũ Đồng
  • Kĩ xảo: Đinh Quang Kim Phụng
  • Tổ chức: Đỗ Văn Tâm, Lệ Hằng

Diễn xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]