Thiên hoàng Shijō

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiên hoàng Shijō
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 87 của Nhật Bản
Tại vị17 tháng 11 năm 123210 tháng 2 năm 1242
(9 năm, 85 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn16 tháng 1 năm 1233 (ngày lễ đăng quang)
31 tháng 12 năm 1235 (ngày lễ tạ ơn)
Chinh di Đại Tướng quânKujō Yoritsune
Tiền nhiệmThiên hoàng Go-Horikawa
Kế nhiệmThiên hoàng Go-Saga
ShikkenHōjō Yasutoki
Thông tin chung
Sinh(1231-03-17)17 tháng 3, 1231
Mất10 tháng 2, 1242(1242-02-10) (10 tuổi)
An táng26 tháng 2 năm 1242
Nguyệt Luân Lăng (Kyoto)
Phối ngẫuKujō Genshi
Thân phụThiên hoàng Go-Horikawa
Thân mẫuFujiwara no Shunshi

Thiên hoàng Shijō (四条天皇 (Tứ Điều Thiên hoàng) Shijō-tennō?, 17 tháng 3, 1231 – 10 tháng 2, 1242)Thiên hoàng thứ 87 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống. Triều đại này kéo dài từ năm 1232 đến năm 1242[1].

Phả hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi lên ngôi (hoàng vị), ông có tên cá nhân của mình (imina) là Mitsuhito -shinnō (秀仁親王 ?)[2], còn được gọi là Tosihito -shinnō[3].

Ông là con trai đầu tiên của Thiên hoàng Go-Horikawa[4].

Lên ngôi Thiên hoàng[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11/1232, Thiên hoàng Go-Horikawa thoái vị nhường ngôi cho con trai mới 1 tuổi, ấu vương Mitsuhito lên ngôi và lấy hiệu là Thiên hoàng Shijō[5]. Do vị Thiên hoàng còn quá bé nên mẹ ông là Kujo Michiie và Saionji Kintsune làm Nhiếp chính. Ông sử dụng lại niên hiệu của cha, đặt thành niên hiệu Jōei (11/1232 - 4/1233).

Không có ghi chép nào về hoạt động dưới thời Thiên hoàng Shijō trị vì. Quyền lực Nhật hoàng bị hạn chế và mất dần quyền về tay Mạc phủ.

Tháng 1/1242, Thiên hoàng Shijō đột ngột băng hà mà không để lại người thừa kế. Người anh họ của ông là thân vương Kunihito sẽ lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Go-Saga.

Kugyō[sửa | sửa mã nguồn]

Niên hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Jōei (1232–1234)
  • Tenpuku (1233–1234)
  • Bunryaku (1234–1235)
  • Katei (1235–1238)
  • Ryakunin (1238–1239)
  • En'ō (1239–1240)
  • Ninji (1240–1243)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du Japon, pp. 242-245; Varley, H. Paul. (1980). Jinno Shōtōki. P. 227
  2. ^ Varley, p. 227.
  3. ^ Titsingh, pp. 241-242.
  4. ^ Titsingh, p. 242; Varley, p. 227.
  5. ^ Titsingh, p. 241-242; Varley, p. 44