Bước tới nội dung

Tiếng Armenia cổ điển

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Armenia cổ điển
Tiếng Armenia cổ
Khu vựcSơn nguyên Armenia
Phân loạiẤn-Âu
  • Tiếng Armenia cổ điển
Ngôn ngữ tiền thân
Armenia nguyên thủy
  • Tiếng Armenia cổ điển
Hệ chữ viếtchữ Armenia (bảng chữ cái Armenia cổ điển)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3xcl
Glottologclas1249[1]
Linguasphere57-AAA-aa
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.
Lịch sử tiếng Armenia
Bảng chữ cái Armenia
Tiếng Armenia Latinh hóa

Tiếng Armenia cổ điển (tiếng Armenia: գրաբար, trong cách phát âm tiếng Armenia Đông: Grabar, tiếng Armenia Tây: Krapar; nghĩa là "[ngôn ngữ] văn học"; còn được gọi là tiếng Armenia cổ hoặc tiếng Armenia thiêng liêng) là một dạng được chứng thực cổ nhất của tiếng Armenia. Đây là ngôn ngữ lần đầu tiên được viết vào đầu thế kỉ 5, và tất cả văn học Armenia đến thế kỉ 18 được viết bằng ngôn ngữ này. Ban đầu nhiều bản thảo cổ viết bằng tiếng Hy Lạp cổ đại, tiếng Ba Tư, tiếng Hebrew, tiếng Syriactiếng Latinh (chỉ tồn tại trong bản dịch tiếng Armenia).[2]

Tiếng Armenia cổ điển tiếp tục sử dụng làm một ngôn ngữ thiêng liêng của Giáo hội Tông truyền ArmeniaGiáo hội công giáo Armenia và thường được họp bởi các học giả Kinh Thánh, Liên Ước, và Giáo Phụ dành riêng cho nghiên cứu văn bản. Ngôn ngữ này cũng quan trọng cho việc phục dựng tiếng Ấn-Âu nguyên thủy.

Văn bia trong tiếng Armenia cổ điển cho Jakub và Marianna Minasowicz tại Nhà thờ St. HyacinthWarszawa

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Có bảy nguyên âm đơn:

  • /a/ (ա), /i/ (ի), /ə/ (ը), /ɛ/ hay e mở (ե), /e/ hay e đóng (է), /o/ (ո), và /u/ (ու) (phiên âm tương ứng là a, i, ə, e, ē, o, và u). Nguyên âm được phiên âm u được đánh vần bằng các chữ cái tiếng Armenia cho từ ow (ու) nhưng thật ra không phải là một nguyên âm đôi.

Ngoài ra còn có sáu nguyên âm đôi theo truyền thống:

  • ay (այ), aw (աւ, sau đó là օ), ea (եա), ew (եւ), iw (իւ), oy (ոյ).

Dưới đây là bảng phụ âm trong tiếng Armenia cổ điển. Các phụ âm tắctắc-xát, ngoài chuỗi hữu thanh và vô thanh, chúng đều thuộc chuỗi âm bật hơi riêng biệt, phiên âm với ký hiệu được sử dụng cho âm thở thô trong tiếng Hy Lạp cổ đại sau chữ: p῾, t῾, c῾, č῾, k῾. Mỗi phụ âm có hai ký hiệu trong bảng. Bên trái biểu thị cách phát âm trong Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế (IPA); bên phải là ký hiệu tương ứng trong bảng chữ cái Armenia.

Môi Lợi Ngạc cứng Ngạc mềm /
Lưỡi nhỏ
Thanh hầu
thường ngạc mềm hóa
Mũi /m/   մ   /n/   ն          
Tắc hữu thanh /b/   բ   /d/   դ       /ɡ/   գ    
vô thanh /p/   պ   /t/   տ       /k/   կ    
bật hơi /pʰ/   փ   /tʰ/   թ       /kʰ/   ք    
Tắc-xát hữu thanh   /dz/   ձ     /dʒ/   ջ      
vô thanh   /ts/   ծ     /tʃ/   ճ      
bật hơi   /tsʰ/   ց     /tʃʰ/   չ      
Xát hữu thanh /v/   վ   /z/   զ     /ʒ/   ժ      
vô thanh /f/   ֆ  [a] /s/   ս     /ʃ/   շ   /χ/   խ   /h/   հ  
Tiếp cận bên   /l/   լ   /ɫ/   ղ        
giữa   /ɹ/   ր     /j/   յ      
Rung   /r/   ռ        
  1. ^ The letter f (or ֆ) was introduced in the Medieval Period to represent the foreign sound /f/, the voiceless labiodental fricative; it was not originally a letter in the alphabet.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Classical-Middle Armenian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Armenian Language Program | Near Eastern Languages and Civilizations”. nelc.uchicago.edu. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ Dum-Tragut, Jasmine (2009). Armenian: Modern Eastern Armenian. John Benjamins Publishing Company. tr. 18. ISBN 9789027238146. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]