Trường Thiên Hựu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trường Thiên Hựu (Huế), còn có tên tiếng Việt là Thiên Hữu Học Đường, là trường dòng tư thục trung học ở Huế, dạy bằng Tiếng Pháp, thuộc Giáo Hội Công Giáo, thành lập năm 1933 và đóng cửa năm 1975. Trường còn gọi là Providence (Institut de la Providence)[1].

Đây là trường dòng công giáo trung học đầu tiên của Việt Nam, được mở ra với mục đích cung cấp giáo dục tương đương giáo dục Pháp để học sinh lấy bằng tú tài Pháp (baccalaureat)[2].

Cơ sở vật chất của trường nay được sử dụng bởi trường Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế[3].

Quá trình phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1932, sau khi Vua Bảo Đại kế vị Vua Khải Định lên ngôi, Đức Giám Mục Allys của Huế đưa ra đề xuất thành lập trường trung học Công Giáo tại Huế, giống theo giáo dục bên Pháp.

Ngày 15 tháng 9 năm 1933, Đức Cha Chabanon khai giảng một lớp 6 gồm hai ban, thêm hai lớp dự bị, lớp 7 và lớp 8, tổng cộng 132 học sinh.

Tháng 10 năm 1933, ông Ngô Đình Thục làm Giám đốc trường.

Từ năm 1933 cho tới 1939, thêm bốn tòa nhà nữa được hoàn thành.

Đội ngũ giáo viên ban đầu gồm nhiều giáo sĩ Pháp và Việt Nam, trong đó có cả ông Tạ Quang Bửu [4](dạy toán, lý, hóa và các môn khoa học tự nhiên khác) (sau này là Bộ Trưởng Bộ Đại Học Việt Nam).

Trường được đánh giá là lớn, tiện nghi hiện đại, giáo viên giỏi nổi tiếng ở miền Trung Việt Nam. Trường thu hút học sinh của toàn miền Trung và miền Nam, nhất là con các gia đình Công giáo.

Từ 1945 đến 1963, nhiều cựu giáo viên và học sinh của trường rời trường trở nên nổi tiếng, như Ngô Đình Thục, Nguyễn Văn Lập (người sáng lập Đại học Công giáo ở Đà Lạt), Lý Chánh Trung, hoặc sang giảng dạy tại các trường khác như Đại học Huế.

Một số cựu học sinh nổi tiếng của trường này bao gồm: Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, Tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan, Nguyễn Phúc Bảo Ân con của Vua Bảo Đại[5], Dương Thiệu Tống[6] (nguyên hiệu trưởng Trường Quốc học Huế), Tôn Thất Thiện.

Link ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ https://www.advite.com/A_French_Lycee_in_a_Vietnamese_Citadel.htm. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ Trân, Claire Thi Liên. “The Role of Education Mobilities and Transnational Networks in the Building of a Modern Vietnamese Catholic Elite (1920s–1950s)”. Journal of Social Issues in Southeast Asia. 35 (2): 243–270. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ 'Trả lại em yêu khung trời đại học' - Kỳ 2: Cái thời đại học còn quý hiếm”. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024. |first1= thiếu |last1= (trợ giúp)
  4. ^ Tạ Quang Bửu nhà khoa học tài năng, uyên bác. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 2015. ISBN 978-604-57-0030-3.
  5. ^ “Cuộc đời long đong của Bảo Ân - con trai cựu hoàng Bảo Đại”.
  6. ^ “GS-TS Dương Thiệu Tống: Nhất quán với triết lý giáo dục vì người nghèo”. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2024.