Trần Đăng Khoa (doanh nhân)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Đăng Khoa
Sinh1970 (53–54 tuổi)
Nổi tiếng vìChủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh
Phối ngẫuNguyễn Thị Minh Hồng

Trần Đăng Khoa (sinh năm 1970, biệt danh: Khoa khàn, Khoa Keangnam) là doanh nhân người Việt Nam. Ông là một trong các cổ đông sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng quản trị đầu tiên của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh. Ông là người nổi tiếng trong thị trường bất động sản Việt Nam.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đăng Khoa sinh năm 1970.[1]

Trần Đăng Khoa có biệt danh Khoa khàn vì ông có giọng nói khàn,[1] và biệt danh Khoa Keangnam vì trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 ông từng là trợ lý chủ tịch Công ty Keangnam Vina, chủ đầu tư khu Tổ hợp Keangnam Hanoi Landmark Tower ở Hà Nội.[1]

Năm 2006, Trần Đăng Khoa và hai Việt kiều từ Cộng hòa Séc thành lập Công ty cổ phần đầu tư Mai Linh.[1][2] Công ty cổ phần đầu tư Mai Linh là chủ đầu tư dự án Golden Palace (dự án Tổ hợp văn phòng – trung tâm thương mại – căn hộ cao cấp tại K1, Mễ Trì, Hà Nội) với diện tích gần 2ha, bao gồm 3 tòa tháp 30 tầng nổi tổng 1.000 căn hộ và 4 tầng hầm.[3]

Ngày 22 tháng 3 năm 2011, Trần Đăng Khoa đồng sáng lập Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh với vốn điều lệ 4200 tỉ đồng, trong đó ông nắm 17,5% vốn điều lệ tương ứng với 735 tỉ đồng, còn Công ty cổ phần đầu tư Mai Linh nắm 37,5%, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) nắm 45%. Trần Đăng Khoa giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty này.[1][4] Công ty này là chủ đầu tư và phát triển dự án siêu đô thị Sala nằm trong khu Đô thị tài chính quốc tế Thủ Thiêm trị giá 2,2 tỷ USD.[5]

Cuối năm 2014, Trần Đăng Khoa cùng vợ là bà Nguyễn Thị Minh Hồng và một cổ đông khác đã thành lập Công ty cổ phần Bất động sản Hồng Ngân với vốn điều lệ 1300 tỉ đồng.[6] Công ty này là chủ đầu tư Dự án Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh tại Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội rộng 17,6ha với tổng vốn đầu tư 7.900 tỷ đồng.[7]

Trần Đăng Khoa được cho là người kín đáo, và không trả lời phỏng vấn của báo chí.[8]

Tháng 2 năm 2017, Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh do Trần Đăng Khoa và các cổ đông khác làm chủ đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chấp thuận làm chủ đầu tư dự án Golden Palace A (Dự án Công viên giải trí, Trường học và Tổ hợp Nhà ở, Thương mại, Dịch vụ Golden Palace A, tại phường Mễ TrìPhú Đô, quận Nam Từ Liêm).[7] Dự án này là Tổ hợp tháp dầu khí rộng 206.337 m2 (hơn 20 ha) với tổng vốn đầu tư khoảng 4.460 tỷ đồng.[2][7]

Tháng 3 năm 2017, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Minh Hồng thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Bất động sản và Thương mại Hồng Phúc Quang với vốn điều lệ 20 tỉ đồng, trong đó ông nắm 51% và vợ 49%, vợ ông là người đại diện pháp luật cho công ty.[9][10] Công ty này là chủ đầu tư Dự án khách sạn Senla Boutique ở số 111 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM (rộng 789 m2 ở góc ngã tư đường Hai Bà Trưng và đường Lê Thánh Tôn, TPHCM) thay cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Diệp Bạch Dương của doanh nhân Dương Thị Bạch Diệp từ tháng 8 năm 2017.[10][cần dẫn nguồn]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Minh Hồng.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Trọng Cảnh (11 tháng 6 năm 2016). “Bí ẩn doanh nhân Khoa 'khàn' và dự án tỷ đô bậc nhất Sài Gòn”. Báo An ninh tiền tệ. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ a b Gia Bảo (23 tháng 2 năm 2017). “Ông Trần Đăng Khoa và Mai Linh rút khỏi Sala (Thủ Thiêm), về Thủ đô đầu tư dự án 4.500 tỷ”. Báo Trí thức trẻ. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ Đức Anh (15 tháng 4 năm 2013). “Chủ đầu tư dự án Golden Palace lên tiếng về thương hiệu”. Báo Lao động. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ (Theo Tri thức trẻ) (12 tháng 6 năm 2014). “Đại gia địa ốc bí ẩn chia phần đất Thủ Thiêm”. VietNamNet. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ “Người đàn ông bí ẩn đứng sau siêu đô thị 2,2 tỷ USD Sala Thủ Thiêm”. Báo An ninh tiền tệ. 7 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ Gia Bảo (28 tháng 8 năm 2014). “Vingroup sẽ sở hữu thêm nhiều dự án mới tại Hà Nội”. CafeF, InfoNet. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  7. ^ a b c Anh Mai (3 tháng 5 năm 2018). “Tháp Dầu khí: Từ thời ông Đinh La Thăng đến đại gia Khoa 'khàn'. Tạp chí Nhà đầu tư. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ Vinh Phan (8 tháng 5 năm 2018). “Dấu ấn đại gia Khoa "Keangnam" ở dự án bất động sản lớn nhất Thủ Thiêm”. Báo Người đưa tin. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  9. ^ Bảo An (12 tháng 4 năm 2018). “Đại gia Khoa khàn thoái vốn tại dự án đất vàng”. Báo Đất Việt. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2018.
  10. ^ a b c Duy Khánh (22 tháng 8 năm 2017). “Công ty của vợ chồng đại gia Khoa Keangnam thâu tóm dự án "đất vàng" của Diệp Bạch Dương”. Báo Người đồng hành. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)