Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống hành chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân thành phố và cơ quan nhà nước ở Trung ương Nhà nước Việt Nam, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp Việt Nam, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt Nam và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố [1].
Mục lục
Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]
Tổ chức bộ máy hành chính trực thuộc Ủy ban Nhân dân bao gồm[2]:
|
|
Bộ máy chính quyền Hà Nội |
---|
![]() |
Luật |
Mặt trận Tổ quốc Mặt trận Tổ quốc Thành phố
|
- Các Hội đoàn trực thuộc:
- Liên đoàn lao động Hà Nội
- Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội
- Hội Nông dân thành phố Hà Nội
- Hội cựu chiến binh thành phố Hà Nội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội
- Các đơn vị, trường học trực thuộc trực tiếp
- Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội
- Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (trước là Cao đẳng Sư phạm thành phố Hà Nội)
- Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
- Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
- Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội
- Các Ban Quản lý
- Ban quản lý Khu công nghiệp - chế xuất
- Ban chỉnh trang đô thị
- Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng
- Ban quản lý dự án trọng điểm
- Ban chỉ đạo quốc gia kỉ niệm 1000 năm Thăng Long
- Ban quản lý Khu phố cổ
- Ban quản lý phát triển vận tải công cộng xe điện
- Ban quản lý đầu tư phát triển đô thị Hồ Tây
- Ban quản lý dự án hạ tầng tả ngạn sông Hồng
Đơn vị hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Ủy ban Nhân dân Hà Nội hiện còn có các đơn vị hành chính tại các địa phương, trong đó có:
- 13 Ủy ban Nhân dân quận, thị xã (Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Sơn Tây).
- 17 Ủy ban Nhân dân huyện (Ứng Hòa, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên) [1].
Lãnh đạo[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ tịch[sửa | sửa mã nguồn]
- Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội
Phó Chủ tịch Thường trực[sửa | sửa mã nguồn]
. Nguyễn Văn Sửu, Ủy viên Thường vụ Thành ủy
Phó Chủ tịch
- Lê Hồng Sơn, Ủy viên Thường vụ Thành ủy
- Nguyễn Quốc Hùng, Ủy viên Thường vụ Thành ủy
- Nguyễn Doãn Toản, Thành ủy viên
- Ngô Văn Quý, Thành ủy viên
- Nguyễn Thế Hùng, Thành ủy viên
Các Ủy viên[sửa | sửa mã nguồn]
- Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Thiếu tướng
- Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Thiếu tướng
- Phạm Quí Tiên, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
- Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ, Thành ủy viên
Trụ sở[sửa | sửa mã nguồn]
Trụ sở của Ủy ban Nhân dân Thành phố hiện đặt tại Hồ Gươm.
Trước kia, đây là Tòa Đốc lý, hay Tòa Thị chính Hà Nội thời Đông Dương thuộc Pháp. Khi Pháp chiếm Hà Nội năm 1883, họ phá chùa Phổ Giác và lấy đất chùa xây tòa đốc lý, chùa phải dời xuống khu vườn của Viện Thái y cũ, tức ở cuối phố Ngô Sĩ Liên ngày nay. Sau này, một phần công trình Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (tức Tòa Đốc lý) đã bị phá đi đề xây trụ sở ủy ban với kiến trúc như ngày nay.[3]