Quốc Oai
Quốc Oai
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Quốc Oai | |||
Biểu trưng | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Thành phố | Hà Nội | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Quốc Oai | ||
Trụ sở UBND | Thị trấn Quốc Oai | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 16 xã | ||
Thành lập | 1888 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Trường Sơn[1] | ||
Chủ tịch HĐND | Đàm Công Lợi | ||
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Văn Thọ | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°59′32″B 105°38′28″Đ / 20,992328°B 105,641055°Đ | |||
| |||
Diện tích | 147 km² | ||
Dân số | |||
Tổng cộng | 210.000người[2] | ||
Mật độ | 1.279 người/km² | ||
Dân tộc | Chủ yếu là Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 275[3] | ||
Biển số xe | 29-V7 | ||
Website | quocoai | ||
Quốc Oai là một huyện ngoại thành nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Quốc Oai nằm ở phía tây ngoại thành của thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp quận Hà Đông và huyện Hoài Đức (ranh giới là sông Đáy)
- Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Phía nam giáp huyện Chương Mỹ và huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Phía bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.
Dân số năm 2009 là 188.000 người. 2,8% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Quốc Oai là một huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là đường Láng - Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế phát triển đô thị và công nghiệp.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước đây là trấn, rồi phủ Quốc Oai, gồm các huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Thạch Thất, Yên Sơn, Phúc Lộc (sau là Phúc Thọ).
Năm 1831, tách huyện Từ Liêm về Tỉnh Hà Nội dưới thời nhà Nguyễn.
Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây.
Từ năm 1965 thuộc tỉnh Hà Tây[4].
Ngày 27 tháng 12 năm 1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[5], gồm 23 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hiệp Thuận, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liên Hiệp, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tam Hiệp, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, 7 xã của huyện Quốc Oai là Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành nhập vào thủ đô Hà Nội[6], trong đó 4 xã (Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành) nhập vào huyện Hoài Đức, 3 xã còn lại (Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận) nhập vào huyện Phúc Thọ, đều thuộc Hà Nội (Quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 17 tháng 2 năm 1979[7]). Phần còn lại của huyện Quốc Oai vẫn ở lại tỉnh Hà Sơn Bình với tên gọi huyện Quốc Oai, gồm 16 xã: Cấn Hữu, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Hoàng Ngô, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.
Ngày 23 tháng 12 năm 1988, thành lập thị trấn Quốc Oai trên cơ sở giải thể xã Hoàng Ngô.
Từ ngày 12 tháng 8 năm 1991 huyện Quốc Oai lại trở về với tỉnh Hà Tây[8]. Các xã trước kia thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng chuyển về huyện Quốc Oai[9]. Riêng 3 xã Tam Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thuận vẫn thuộc huyện Phúc Thọ. Như vậy, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đại Thành, Đồng Quang, Đông Yên, Hòa Thạch, Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Cách, Sài Sơn, Tân Hòa, Tân Phú, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa, Yên Sơn.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, giải thể tỉnh Hà Tây cũ, huyện Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội[10], và tiếp nhận thêm xã Đông Xuân từ huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình theo quyết định của HĐND Thành phố Hà Nội mới (mở rộng).
Ngày 8 tháng 5 năm 2009, toàn bộ xã Đông Xuân được chuyển vào huyện Quốc Oai[11].
Ngày 1 tháng 1 năm 2025, sáp nhập xã Phượng Cách và xã Yên Sơn thành xã Phượng Sơn; sáp nhập xã Tân Hòa vào xã Cộng Hòa; sáp nhập xã Đại Thành và xã Tân Phú thành xã Hưng Đạo; sáp nhập xã Nghĩa Hương và xã Liệp Tuyết thành xã Liệp Nghĩa.[12]
Như vậy, huyện Quốc Oai có 1 thị trấn và 16 xã.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Huyện Quốc Oai có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Quốc Oai (huyện lỵ) và 16 xã: Cấn Hữu, Cộng Hòa, Đồng Quang, Đông Xuân, Đông Yên, Hòa Thạch, Hưng Đạo, Liệp Nghĩa, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Phú Cát, Phú Mãn, Phượng Sơn, Sài Sơn, Thạch Thán, Tuyết Nghĩa.
Di tích lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]- Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy
- Đình So (Di tích quốc gia đặc biệt)[13]
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]- Đại lộ Thăng Long
- Quốc lộ 21A cũ hay Đường Hồ Chí Minh
- Tỉnh lộ 421B
Đường phố
[sửa | sửa mã nguồn]- 17 tháng 8
- Chùa Thầy
- Đỗ Cảnh Thạc
- Hoàng Xá
- Phố Huyện
- Kiều Phú
- Phủ Quốc
- Đường 419
- Đường 421B
- Đại lộ Thăng Long
Hạ tầng
[sửa | sửa mã nguồn]Các tuyến xe buýt đi qua và đi từ địa bàn huyện Quốc Oai: 74 (Bến xe Mỹ Đình - Xuân Khanh), 87 (Bến xe Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai), 88 (Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai), 89 (Bến xe Yên Nghĩa - Thạch Thất - Bến xe Sơn Tây), 107 (Kim Mã - Làng văn hóa du lịch các dân tộc VN), 116 (Yên Trung (Thạch Thất) - KCN Phú Nghĩa), 117 (Hòa Lạc - Nhổn), 157 (Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây), 163 (Bến xe Yên Nghĩa - Hoài Đức).
Làng nghề
[sửa | sửa mã nguồn]Các làng nghề, ngành nghề, nhóm nghề phụ ở huyện Quốc Oai phát triển nhiều ở nhóm mây tre đan và chế biến lương thực, thực phẩm:
- Nghề làm cót nan xã Liệp Nghĩa
- Làn cót nan thôn Trại Do (Tuyết Nghĩa)
- Nghề mộc, sơ chế gỗ Ngô Sài (thị trấn Quốc Oai)
- Đan lát, chẻ tăm hương Đồng Lư (Đồng Quang)
- Nghề dệt len mút ở Cộng Hòa
- Mây tre giang đan xã Liệp Nghĩa
- Nghề mộc dân dụng thôn Yên Quán (Hưng Đạo)
- Chể biến lương thực, thực phẩm miến Tân Hòa
- Một số có nghề sơ chế gỗ, lâm sản Liệp Nghĩa
- Nghề làm nón ở Ngọc Mỹ
- Nghề đan cót nan thôn Muôn (Tuyết Nghĩa)
- Chế biến tinh bột, làm miến Cộng Hòa
- Nghề mộc thôn Ngọc Than (Ngọc Mỹ).
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hương Quỳnh, Hà Nội bổ nhiệm, phê chuẩn nhiều lãnh đạo chủ chốt, Vietnamnet, 07/10/2020 11:50, truy cập 9/10/2020.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênHanoi2009
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
- ^ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành
- ^ Quyết định 49-CP năm 1979 điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ và Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội
- ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
- ^ Nghị định 52-CP năm 1994 về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Thanh Oai, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
- ^ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
- ^ Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội
- ^ Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH Về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025
- ^ “Di tích chùa Thấp xã Hạ Bằng đón bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia”.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Trang chủ - quocoai.hanoi.gov.vn Lưu trữ 2015-09-20 tại Wayback Machine
- Diễn đàn của tuổi trẻ Quốc Oai Lưu trữ 2013-06-22 tại Wayback Machine