Bước tới nội dung

Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường cao tốc
Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên
Bảng kí hiệu đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên
Đại lộ Thăng Long đoạn qua cầu vượt Mễ Trì, Hà Nội
Thông tin tuyến đường
LoạiĐường cao tốc
Tồn tại3 tháng 10 năm 2010
(14 năm, 8 tháng, 3 tuần và 3 ngày)
Một phần của
Ký hiệu đường
trước đây
(2015 – 2021)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  tại Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội
tại Chiềng Ngần, Thành phố Sơn La, Sơn La
Đầu Tây tại Cửa khẩu Tây Trang, Điện Biên
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốHà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Cao tốc

Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên (ký hiệu toàn tuyến là CT.03)[1] là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam dài 445 km, có điểm đầu giao cắt với đường vành đai 3 Hà Nội tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và điểm cuối là nút giao với Quốc lộ 279 thuộc khu vực Cửa khẩu Tây Trang, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Quy hoạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với ký hiệu cũ là CT.08[2] và điểm cuối của tuyến chỉ đến Hòa Bình.

Chi tiết từng đoạn đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn Láng – Hòa Lạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến đường cao tốc này có chiều dài gần 30 km được khởi công xây dựng năm 1996 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 1998. Ngày 20 tháng 3 năm 2005, tuyến được mở rộng lên thành 6 làn xe và được thông xe vào ngày 3 tháng 10 năm 2010.

Chiều rộng trung binh tuyến đường 140 mét, bao gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi dải 3 làn xe rộng 16,25m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m (riêng đoạn từ Cầu vượt Mễ Trì tới cầu vượt Phú Đô rộng 18m); dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị. Ngoài ra, còn dải trồng cây xanhvỉa hè.

Toàn tuyến có 3 đường hầm lớn (Hầm chui đường sắt gần Khu đô thị Vinhomes Smart City và Hầm chui Trung Hòa – Trần Duy Hưng ở đoạn Trung tâm Hội Nghị Quốc Gia và nút giao đường Vành đai 3.

Vào ngày 10 tháng 10 năm 2023, đường nối Đại lộ Thăng Long với đường cao tốc Hòa LạcHòa Bình (hay còn gọi là Đại lộ Thăng Long kéo dài) được khởi công xây dựng với chiều dài 6,7 km; được thiết kế 6 làn xe cơ giới; tổng mức đầu tư là 5.200 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và Trung ương hỗ trợ; dự kiến hoàn thành trong năm 2026.[3][4]

Đoạn Hòa Lạc – Hòa Bình

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến đường cao tốc này chính thức khởi công xây dựng ngày 3 tháng 10 năm 2010[5] và chính thức thông xe vào ngày 10 tháng 10 năm 2018.[6]

Tuyến đường cao tốc Hòa LạcHòa Bình đoạn qua địa phận thành phố Hà Nội có chiều dài 6 km và đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bìnhchiều dài 26 km, trong đó: đoạn không qua đô thị (cao tốc loại B) có vận tốc thiết kế 100 km/h, 6 làn xe, mặt cắt ngang: 33 m (chưa kể đường gom); đoạn qua đô thị (đường phố chính) có vận tốc thiết kế 60 km/h, mặt cắt ngang: 42 m. Tuyến có 7 nút giao và 12 cầu lớn, nhỏ. Diện tích đất sử dụng là 215 ha. Ban đầu, tổng mức đầu tư dự án là 6.745 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) làm chủ đầu tư kiêm đơn vị thi công. Đến giữa năm 2013, Geleximco đã có văn bản xin dừng triển khai dự án do không thể hoàn thành công trình như tiến độ đã cam kết. Sau đó liên danh Tổng công ty 36 – Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hà Nội – Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Trường Lộc tiếp tục làm nhà đầu tư theo hình thức BOT.

Dự kiến tiến độ thi công của chủ đầu tư: phần đường: 30 tháng, cầu lớn: 42 tháng. Sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc Hòa LạcHòa Bình sẽ là cầu nối quan trọng giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc nói chung và Hòa Bình nói riêng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng Tây Bắc.

Đường cao tốc này giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến các tỉnh vùng Tây Bắc Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho quốc lộ 6 hiện tại.

Đoạn Hòa Bình – Mộc Châu

[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu có tổng chiều dài là 83 km với điểm đầu thuộc địa phận thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và điểm cuối thuộc địa phận xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Trong đó đoạn qua Hòa Bình dài 52 km và đoạn qua Sơn La dài 31 km.

Quy mô đầu tư chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thiết kế, xây dựng tuyến đường với tốc độ thiết kế 80 km/h, những đoạn có địa hình khó khăn có tốc độ thiết kế 60 km/h, gồm 4 làn xe.

Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc sẽ kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với Hòa Bình và với Hà Nội, tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện. Đồng thời, giảm tải cho tuyến quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình – Sơn La, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các địa phương thuộc 2 tỉnh, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các địa phương.

Đường cao tốc này đã khởi công xây dựng vào sáng ngày 29 tháng 9 năm 2024

Đoạn Mộc Châu – Thành phố Sơn La

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn Thành phố Sơn La – Điện Biên

[sửa | sửa mã nguồn]

Lộ trình chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn Hà Nội – Mộc Châu

[sửa | sửa mã nguồn]
Số Tên Khoảng cách
từ đầu tuyến
Kết nối Ghi chú Vị trí
Kết nối trực tiếp với Đường Trần Duy Hưng
1 IC Trung Hòa 0.00 Đường vành đai 3
(Đường Khuất Duy Tiến, Đường Phạm Hùng)
Đầu tuyến đường cao tốc Hà Nội Cầu Giấy
2 JCT Trung Hòa 0.00 Phố Miếu Đầm
Phố Cương Kiên
Nam Từ Liêm
3 JCT Phú Đô
Đại học Tây Nam
3.0 Đường Châu Văn Liêm
4 JCT Đường 70 4.0 Phố Miêu Nha
Đường Tây Mỗ
5 JCT Chùa Bà 7.5 Chỉ ra hướng đi Hòa Lạc
Chỉ vào hướng đi Hà Nội
Hoài Đức
- IC Vành đai 4 Đường vành đai 4 Đang thi công
BR Cầu Sông Đáy Vượt sông Đáy Ranh giới Hoài ĐứcQuốc Oai
6 JCT Sài Sơn 14.0 Đường tỉnh 421B
(Đường Chùa Thầy và đường Hoàng Xá)
Chỉ ra hướng đi Hòa Lạc
Chỉ vào hướng đi Hà Nội
Quốc Oai
7 JCT Đường tỉnh 419 17.0 Đường tỉnh 419
BR Cầu Sông Tích Vượt sông Tích
8 JCT Bắc Phù Cát 23.6 Chỉ ra hướng đi Hòa Lạc
Chỉ vào hướng đi Hà Nội
Thạch Thất
9 JCT Đồng Trúc 27.2
10 IC Hoà Lạc 29.4 Quốc lộ 21 ( Đường Hồ Chí Minh)
11 IC Làng Văn Hóa Đường Làng Văn Hóa Ba Vì
- IC Vành đai 5 Đường cao tốc Ba Vì – Chợ Bến
Đường vành đai 5
Chưa thi công Thạch Thất
BR Cầu vượt đường tỉnh 89 Vượt đường tỉnh 89 Hòa Bình Thành phố Hòa Bình
12 IC Kỳ Sơn 56 Quốc lộ 6
BR Cầu Hòa Bình 5 Vượt sông Đà
Chưa thi công
13 JCT Quốc lộ 70B Quốc lộ 70B Chưa thi công
14 IC Hòa Bình Đường tỉnh 443 Chưa thi công
TN Hầm đường bộ Chưa thi công Ranh giới Thành phố Hòa BìnhĐà Bắc
15 IC Đà Bắc Đường tỉnh 443 Chưa thi công Đà Bắc
16 IC Cao Sơn Đường tỉnh 443 Chưa thi công
BR Cầu Hòa Sơn Vượt sông Đà
Chưa thi công
Ranh giới Đà BắcMai Châu
17 IC Mai Châu Quốc lộ 6 (cũ) Chưa thi công Ranh giới Hòa BìnhSơn La
18 IC Chiềng Sơn Quốc lộ 6 (cũ) Chưa thi công Sơn La Vân Hồ
19 IC Mường Khoa Đường tỉnh 101 Chưa thi công
20 IC Phiêng Luông Quốc lộ 43 Chưa thi công Mộc Châu
Kết nối trực tiếp với  Đường cao tốc Mộc Châu – Sơn La
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi

Đoạn Mộc Châu – Điện Biên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ “Dự thảo QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ - Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2015)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ VnExpress. “Làm đường nối đại lộ Thăng Long với cao tốc Hà Nội - Hòa Bình”. Báo điện tử Vnexpress. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ NLD.COM.VN (10 tháng 10 năm 2023). “Khởi công đoạn cao tốc 5.200 tỉ đồng”. nld.com.vn. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ Khởi công xây dựng đường cao tốc Hòa Lạc - TP. Hòa Bình
  6. ^ Đường 2.700 tỷ đồng nối Hà Nội - Hòa Bình trước ngày thông xe