Điện Biên Đông

Điện Biên Đông
Huyện
Huyện Điện Biên Đông
Hành chính
Quốc giaViệt Nam
VùngTây Bắc Bộ
TỉnhĐiện Biên
Huyện lỵthị trấn Điện Biên Đông
Phân chia hành chính1 thị trấn, 13 xã
Thành lập7/10/1995
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDBùi Ngọc La
Bí thư Huyện ủyMùa A Vảng
Địa lý
Tọa độ: 21°15′28″B 103°14′21″Đ / 21,25778°B 103,23917°Đ / 21.25778; 103.23917
Bản đồ huyện Điện Biên Đông
Điện Biên Đông trên bản đồ Việt Nam
Điện Biên Đông
Điện Biên Đông
Vị trí huyện Điện Biên Đông trên bản đồ Việt Nam
Diện tích1.206,39 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng67.080 người[1]
Mật độ55 người/km²
Dân tộcH'Mông, Thái, Lào, Khơ Mú, Sinh Mun, Kinh
Khác
Mã hành chính101[2]
Biển số xe27-U1
Số điện thoại(0230)3891 xxx
Websitedienbiendong.dienbien.gov.vn

Điện Biên Đông là một huyện miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Điện Biên Đông nằm ở phía đông nam tỉnh Điện Biên, có vị trí địa lý:

Huyện Điện Biên Đông có 120.639 ha diện tích tự nhiên và dân số năm 2007 là 48.990 người. Huyện lỵ là thị trấn Điện Biên Đông, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 51 km.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1995, địa bàn huyện Điện Biên Đông ngày nay là một phần của huyện Điện Biên.

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, huyện Điện Biên Đông được thành lập trên cơ sở tách 10 xã: Chiềng Sơ, Háng Lìa, Keo Lôm, Luân Giói, Mường Luân, Na Son, Phì Nhừ, Phình Giang, Pù Nhi và Xa Dung của huyện Điện Biên.[3]

Ngày 6 tháng 6 năm 2005, thành lập 3 xã: Nong U, Pú Hồng, Tìa Dình và thị trấn Điện Biên Đông (huyện lỵ).[4]

Huyện Điện Biên Đông có 1 thị trấn và 13 xã như hiện nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Điện Biên Đông có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Điện Biên Đông (huyện lỵ) và 13 xã: Chiềng Sơ, Háng Lìa, Keo Lôm, Luân Giói, Mường Luân, Na Son, Nong U, Phì Nhừ, Phình Giàng, Pú Hồng, Pu Nhi, Tìa Dình, Xa Dung.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tháp Mường Luân là di tích kiến trúc nghệ thuật cổ, nằm ở chân núi Hủa Ta (núi Đầu Nguồn) trên bờ dòng Nậm Ma (sông Mã) tại bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông [5][6]. Tháp được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp I, cấp quốc gia từ năm 1980 [7][8].
  • Tháp Chiềng Sơ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ được xây dựng chừng 400 năm trước, tại bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ huyện Điện Biên Đông [9][10]. Tháp Chiềng Sơ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia tại quyết định số1255/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 4 năm 2011 [9].
  • Hang Mường Tỉnh là hang dạng karst trong núi đá vôi ở bản Trống, xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông. Hang xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia tại quyết định số 1256/QĐ-BVHTTDL ngày 14/04/2011 [11].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Tổng cục Thống kê.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nghị định số 59-CP năm 1995 của Chính Phủ
  4. ^ Nghị định số 72/2005/NĐ-CP
  5. ^ Loạt tháp cổ tuyệt đẹp vùng Tây Bắc: Tháp Mường Luân.kienthuc, 05/11/2014. Truy cập 20/01/2018.
  6. ^ Thanh Tâm. Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Mường Luân. Thông tin Điện Biên, 10/09/2015. Truy cập 20/01/2018.
  7. ^ Tháp Mường Luân Lưu trữ 2019-02-26 tại Wayback Machine. ditichlichsuvanhoa, 2012. Truy cập 20/01/2018.
  8. ^ Bảo tồn và phát huy giá trị của Tháp Mường Luân. Dienbientv, 23/07/2015. Truy cập 20/01/2018.
  9. ^ a b Tháp Chiềng Sơ Lưu trữ 2018-11-15 tại Wayback Machine. ditichlichsuvanhoa, 2012. Truy cập 22/01/2018.
  10. ^ Loạt tháp cổ tuyệt đẹp vùng Tây Bắc: Tháp Chiềng Sơ. kienthuc, 06/11/2014. Truy cập 22/01/2018.
  11. ^ Hang Mường Tỉnh, di tích lịch sử cấp quốc gia Lưu trữ 2016-03-05 tại Wayback Machine Ditichlichsuvanhoa, 2012. Truy cập 03/03/2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]