Đường vành đai 3 (Thành phố Hồ Chí Minh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường vành đai 3
Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng kí hiệu đường vành đai 3 (Thành phố Hồ Chí Minh)
Thông tin tuyến đường
LoạiĐường cao tốc
Chiều dài92 km
Ký hiệu đường
trước đây
(2015 – 2021)
Thuộc vành đai
Một đoạn
của đường thuộc
(đoạn Long TrườngTân Thạnh Đông)
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn (đoạn Tân VạnBình Chuẩn)
Vị trí đi qua
Tỉnh / Thành phốĐồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Cao tốc

Đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (ký hiệu toàn tuyến là CT.40)[1] là một đoạn đường vành đai thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và được điều chỉnh từ năm 2013. Dự án do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản; đơn vị thực hiện dự án là Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long. Tuyến có chiều dài là 92 km, trong đó đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh dài 47,4 km, đoạn qua Long An dài 6,8 km, đoạn qua Bình Dương dài 26,6 km và đoạn qua Đồng Nai dài 11,2 km.

Quy hoạch[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với ký hiệu cũ là CT.22.[2]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tại Km 38 + 500 lý trình đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (khu vực Nhơn Trạch), tuyến hướng lên phía Bắc vượt sông Đồng Nai tại Cầu Nhơn Trạch qua địa phận thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), giao cắt đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (tại khoảng Km 8 + 772), giao cắt Quốc lộ 1 (Xa lộ Hà Nội) tại khu vực Tân Vạn, tuyến đi trùng đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đến Bình Chuẩn tuyến rẽ trái giao Quốc lộ 13 (tại khoảng Km 14 + 200 – lý trình Quốc lộ 13) tại thành phố Thủ Dầu Một, vượt sông Sài Gòn (cầu Bình Gởi cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500 m), cắt Quốc lộ 22 tại huyện Hóc Môn (Khu công nghiệp Tân Hiệp) tại lý trình Km 8 + 800 theo lý trình Quốc lộ 22, đi song song kênh An Hạ, qua khu vực Mỹ YênTân Bửu về điểm cuối giao với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lươngđường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Dự án có tổng chiều dài 92 km, đi qua địa phận các tỉnh, thành Long An, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí MinhĐồng Nai, quy mô 8 làn xe cơ giới, 2 làn xe khẩn cấp và đường song hành hai bên, vận tốc 100 km/h. Được triển khai thi công gồm 4 đoạn:

Xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 75.377 tỉ đồng (trong đó chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng là 41.589 tỉ đồng). Ở giai đoạn này dự án làm 4 làn cao tốc hạn chế rộng 19,75m; đối với đường song hành hai bên qua khu đô thị, khu dân cư được làm từ 2 đến 3 làn xe và bố trí không liên tục.

Cũng ở giai đoạn 1, dự án sẽ giải phóng mặt bằng một lần cho giai đoạn hoàn chỉnh với chiều rộng từ 63m đến 74,5m, riêng một đoạn gần nút giao Tân Vạn (Thành phố Thủ Đức) sẽ giải tỏa 120m để kết nối với cảng Long Bình.

Ngày 15 tháng 8 năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 105/NQ–CP về việc triển khai Nghị quyết 57/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.[3][4]

Sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 5 năm 2022, dự án đã chính thức được khởi công vào ngày 18 tháng 6 năm 2023,[5] dự kiến thông xe năm 2025 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2026.

Chi tiết tuyến đường[sửa | sửa mã nguồn]

Làn xe[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Toàn tuyến: 92 km

Tốc độ giới hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Lộ trình chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Số Tên Khoảng cách
từ đầu tuyến
Kết nối Ghi chú Vị trí
1 IC Vĩnh Thanh 0.0 Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành Đang thi công Đồng Nai Nhơn Trạch
TG Trạm thu phí Vĩnh Thanh Chỉ thu phí ra vào Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành
Đang thi công
2 JCT Đường tỉnh 25C Đường tỉnh 25C Đang thi công
3 JCT Lý Tự Trọng Đường Lý Tự Trọng Đang thi công
BR Cầu Nhơn Trạch Vượt sông Đồng Nai
Đang thi công
Ranh giới Đồng NaiThành phố Hồ Chí Minh
4 IC Long Trường  Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây Đang thi công Thành phố Hồ Chí Minh Thủ Đức
5 JCT Gò Công Đường Trạm 2 – Gò Công
(Đường vành đai Đông)
Kết nối với Quốc lộ 1 Xa lộ Hà Nội ở nút giao Trạm 2.
Đang thi công
6 JCT Long Bình Đường Nguyễn Xiển Được đề xuất
7 JCT Phước Thiện Đường Phước Thiện Được đề xuất
8 IC Tân Vạn Quốc lộ 1 Đang thi công Bình Dương Dĩ An
9 IC An Phú Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Hoa Lư Chưa thi công Thuận An
10 IC Bình Chuẩn Đường Mỹ Phước – Tân Vạn Đang thi công
11 JCT Quốc lộ 13 Quốc lộ 13 Đang thi công
BR Cầu Bình Gởi Vượt sông Sài Gòn
Đang thi công
Ranh giới Bình DươngThành phố Hồ Chí Minh
12 JCT Tân Thạnh Đông Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài
Đường tỉnh 15
Đang thi công Thành phố Hồ Chí Minh Củ Chi
13 JCT Quốc lộ 22 Quốc lộ 22 Đang thi công Hóc Môn
14 IC Đường tỉnh 10 Đường Trần Văn Giàu (Đường tỉnh 10) Đang thi công Bình Chánh
15 IC Mỹ Yên 92 Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành Đang thi công Long An Bến Lức
Kết nối trực tiếp với Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ “Dự thảo QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ - Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2015)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ VinasDoc. “Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh”. VinasDoc. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ “Nghị quyết 57/2022/QH15 chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 3 Hồ Chí Minh”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ Gia Minh (18 tháng 6 năm 2023). “Đồng loạt khởi công 3 tuyến cao tốc ở phía Nam”. VnExpress.