Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường cao tốc
Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên
Bảng kí hiệu đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên
Thông tin tuyến đường
Tồn tại3 tháng 10 năm 2010
(13 năm, 1 tháng, 3 tuần và 4 ngày)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Đông tại nút giao Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Các điểm
giao cắt
tại nút giao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội
tại nút giao Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, Sơn La
Đầu Tây tại Cửa khẩu Tây Trang, Điện Biên
Vị trí đi qua
Tỉnh/
Thành phố
Hà Nội, Hòa Bình
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam
Danh sách: Quốc lộ - Cao tốc
Cao tốc

Đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên (ký hiệu toàn tuyến là [1]) dài 445 km có điểm đầu giao cắt với đường vành đai 3 tại Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và điểm cuối là quốc lộ 279 thuộc khu vực cửa khẩu Tây Trang, xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với ký hiệu cũ là CT.08[2] và điểm cuối của tuyến chỉ đến Hòa Bình.

Đoạn Láng – Hòa Lạc[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến cao tốc này có chiều dài gần 30 km được khởi công xây dựng năm 1996 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 1998. Ngày 20 tháng 3 năm 2005, tuyến cao tốc được mở rộng lên thành 6 làn xe và được thông xe ngày 3 tháng 10 năm 2010.

Chiều rộng trung binh tuyến đường 140 mét, bao gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi dải 3 làn xe rộng 16,25m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m (riêng đoạn từ Cầu vượt Mễ Trì tới cầu vượt Phú Đô rộng 18m); dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị. Ngoài ra, còn dải trồng cây xanh và vỉa hè

Toàn tuyến có 3 đường hầm lớn (Hầm chui đường sắt gần KĐT Vinhomes Smart City và Hầm chui Trung Hòa - Trần Duy Hưng ở đoạn TT Hội Nghị Quốc Gia và nút giao đường Vành đai 3.

Đoạn Hòa Lạc – Hòa Bình[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến cao tốc này chính thức khởi công xây dựng ngày 3 tháng 10 năm 2010[3] và chính thức thông xe vào ngày 10 tháng 10 năm 2018[4].

Tuyến đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài 26 km, trong đó: đoạn không qua đô thị (cao tốc loại B) có vận tốc thiết kế 100 km/h, 6 làn xe, mặt cắt ngang: 33 m (chưa kể đường gom); đoạn qua đô thị (đường phố chính) có vận tốc thiết kế 60 km/h, mặt cắt ngang: 42 m. Tuyến có 7 nút giao thông và 12 công trình cầu lớn, nhỏ. Diện tích đất sử dụng là 215 ha. Ban đầu, tổng mức đầu tư dự án là 6.745 tỷ đồng do công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) làm chủ đầu tư kiêm đơn vị thị công. Đến giữa năm 2013, Geleximco đã có văn bản xin dừng triển khai dự án do không thể hoàn thành công trình theo tiến độ đã cam kết. Sau đó liên danh Tổng công ty 36 - Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hà Nội - Công ty CP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc tiếp tục làm nhà đầu tư theo hình thức BOT

Dự kiến tiến độ thi công của chủ đầu tư: phần đường: 30 tháng, cầu lớn: 42 tháng. Sau khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình sẽ là cầu nối quan trọng giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc nói chung và Hòa Bình nói riêng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng Tây Bắc.

Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến các tỉnh vùng Tây Bắc Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho quốc lộ 6 hiện tại.

Đoạn Hòa Bình - Mộc Châu[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến đường cao tốc này chính thức được khởi công xây dựng vào cuối tháng 2 năm 2023 và dự kiến hoàn thành sau 5 năm thi công.

Đoạn Mộc Châu - TP Sơn La[sửa | sửa mã nguồn]

Đoạn TP Sơn La - Điện Biên[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]