Trận Paris (1814)
Trận Paris (1814) | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh Liên minh thứ sáu | |||||||
![]() Quân Pháp phòng thủ thành phố trong trận chiến ở Paris năm 1814 | |||||||
| |||||||
Tham chiến | |||||||
![]() |
![]() ![]() ![]() | ||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||
![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() ![]() | ||||||
Lực lượng | |||||||
50.000 | 100.000 | ||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||
Hàng nghìn binh sĩ (chưa rõ)[1] Trong đó có nhiều Sĩ quan [2] | Hàng nghìn binh sĩ (chưa rõ)[1] |
Trận Paris là một trận chiến diễn ra vào năm 1814, nằm trong cuộc Chiến tranh với Liên minh thứ sáu của Napoléon Bonaparte. Quân đội Liên minh đã tiến đến ngoại ô Paris vào cuối tháng 3 năm 1814, sau chiến thắng lừng lẫy của họ trong trận Fère-Champenoise dưới sự chỉ huy của các Đế vương Nga, Áo, Phổ cùng với những võ tướng như Karl Philipp Fürst zu Schwarzenberg và Joseph Radetzky von Radetz.[2] Khi tiến sát thành phố, Quân đội Đế quốc Nga đã phá vỡ hàng ngũ và chạy lên trước để có thể nhìn thấy Paris đầu tiên. Các lực lượng Liên minh hạ trại ên ngoài thành phố vào ngày 29 và dự định tấn công vào sáng hôm sau. Sáng sớm ngày 30 tháng 3 năm 1814, trận chiến bắt đầu khi quân Nga tấn công và đẩy lui lực lượng Cận vệ Đế chế ở gần Romainville, trung tâm phòng tuyến quân Pháp. Vài giờ sau, quân Phổ do Blücher chỉ huy cũng tấn công phía Bắc thành phố và chiếm được vị trí của Pháp quanh Aubervilliers, nhưng sau đó không đẩy mạnh tấn công. Các binh sĩ Württemberg cũng đánh chiếm được các vị trí tại Saint-Maur ở phía tây nam. Người Nga đã quyết tâm khoét sâu vào Paris trước khi phải dừng chân trước các chiến lũy và đạn pháo của quân địch, sau đó lại còn phải lui binh do lực lượng Cận vệ Đế chế tổ chức phản công. Quân Pháp tiếp tục giam chân quân Nga ở khu trung tâm cho đến khi quân Phổ xuất hiện sau lưng họ. Quân Nga sau đó đã tấn công cao điểm Montmartre, nơi đặt Tổng hành dinh của Joseph Bonaparte (anh trai của Napoléon I) từ đầu trận đánh. Hai bên giành giật quyết liệt các điểm cao này, và Joseph bỏ chạy khỏi thành phố. Marmont liên lạc với phe Liên minh và đạt được một thỏa thuận bí mật với họ. Ngay sau đó, ông đã dẫn quân lính của mình đến một vị trí mà ở đó họ nhanh chóng bị quân Liên minh bao vây; sau đó Marmont đầu hàng theo thỏa thuận.[3][4]. Thống chế Mortier - dù vẫn phải lâm chiến với quân Phổ của Thống chế Blücher, cũng chấp nhận đầu hàng.[2]
Đây là một trận đánh khốc liệt, kéo dài suốt cả ngày, mà cả hai đoàn quân đều chiến đấu rất mực can trường: quân Pháp quyết tâm bảo vệ kinh thành, còn những đội hình hàng dọch của quân Liên minh cũng hiên ngang xông vào chiến đấu.[1] Chiến bại thê thảm này là lần đầu tiên kinh thành Paris thất thủ kể từ năm 1419. Vào ngày 31 tháng 3 năm 1814, các vua chúa phong kiến chống Pháp và các tướng lĩnh Liên minh như Tham mưu trưởng Radetzky. Hoàng đế Napoléon Bonaparte vốn đã làm bá chủ châu Âu về mặt quân sự từ năm 1797, thế mà thất bại của quân Pháp ở Paris đã chấm dứt thắng lợi chiến dịch nhanh gọn của Liên minh trên lãnh thổ Pháp.[2] Sau chiến thắng quyết định của mình, các quốc gia phong kiến Áo, Phổ, Nga đã buộc Napoléon phải thoái vị.[5]
Napoléon chỉ trích Joseph do ông này đã bỏ chạy và Thống chế Mortier do ông này đã đầu hàng, gây ra chiến bại cho nước Pháp.[5]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- Friedrich Christoph Förster, Geschichte der Befreiungs-Kriege 1813, 1814, 1815, 2. Band, G. Hempel, Berlin, 1858
- Ludwig Häusser, Deutsche Geschichte vom Tode Friedrichs des Grossen bis zur Gründung des deutschen Bundes, Weidmann, Berlin, 1863
- J. E. Woerl, Geschichte der Kriege von 1792 bis 1815, Herder'sche Verlagshandlung, 1852
- Karl von Damitz, Geschichte des Feldzuges von 1814 in dem östlichen und nördlichen Frankreich bis zur Einnahme von Paris, E. S. Mittler, 1843
- Friedrich Saalfeld, Allgemeine Geschichte der neuesten Zeit – Seit dem Anfange der französischen Revolution, Brockhaus, 1819
- Heinrich Beitzke, Geschichte der deutschen Freiheitskriege in den Jahren 1813 und 1814, 3. Band 1814, Duncker & Humblot, 1855
- Hermann Müller-Bohn: Die Deutschen Befreiungskriege 1806–1815, 2. Band, Berlin 1913
- Karl Gottlieb Bretschneider, Der vierjährige Krieg der Verbündeten mit Napoleon Bonaparte in Russland, Teutschland, Italien und Frankreich in den Jahren 1812 bis 1815, 1816
- Abel Hugo, France militaire, Histoire des armées françaises de terre et de mer de 1792 à 1833, 1838
- Guillaume de Vaudoncourt (Gnrl), Histoire des campagnes de 1814 et 1815, en France, éd. A. de Gastel/Ponthieu et Cie, Paris, 1826, 362p.
- François-Guy Hourtoulle, La campagne de France, éd. Histoire et Collections, 2006, 175p.
- Pierre Miquel, La Campagne de France de Napoléon, éd. de Bartillat, 1991, 244p.
- Pierre Robin, 1814, La guerre racontée par des témoins, éd. Bernard Giovanangeli, 2004, 256p.
- Alphone De Beauchamp, Histoire des campagnes de 1814 et 1815, éd. University of Michigan Library, 2009 (rééd.), 570p.
- P.F Giraud, Campagne de Paris en 1814, éd. Kessinger Publishing, 2010 (rééd.), 114p.
- Ach. de Vaulabelle, Chute de L'Empire: Histoire Des Deux Restaurations Jusqu'à La Chute de Charles X, Volume 1, éd. Nabu Press, 2010 (rééd.), 482p.
- Jean-Pierre Mir, La bataille de Paris - 30 mars 1814, éd. Archives & culture, 2004, 360p.
- M. Molières, Le dossier du mois: 1814 - Napoléon abdique: la bataille de Paris, Revue Gloire & Empire, N°4 Janvier - Février 2008, pp. 71 – 97.
- Weil (Cdt), La Campagne de 1814, d'après les documents des Archives impériales et royales de la guerre à Vienne, éd. Librairie militaire de L. Baudoin, Paris, 1892.
- Henry Houssaye, 1814, éd. Perrin et cie, Paris, 1921.
- (de) Von Damitz, K., Geschichte des Feldzuges von 1814 in dem Ostlichen und nordlichen Frankreich bis zur Einnahme von Paris, éd. Ernst Siegfiied Mittler, 1842, Berlin.
- (en) Mikhailofsky-Danielofsky, History of the Campaign in France in the Year 1814, éd. Kessinger Publishing Co, 2009 (rééd.).
- (en) F. Lorraine Petre, Napoleon at Bay 1814, éd. Arms & Armour Press, Londres, 1977(rééd.).