Trimma benjamini

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trimma benjamini
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Chi (genus)Trimma
Loài (species)T. benjamini
Danh pháp hai phần
Trimma benjamini
Winterbottom, 1996

Trimma benjamini là một loài cá biển thuộc chi Trimma trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1996.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh benjamini được đặt theo tên của Peter Benjamin, làm việc tại Phòng thí nghiệm phim Benjamin (Toronto), người đã tham gia nhiều cuộc thám hiểm.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ vịnh Nha Trang (Việt Nam),[3] T. benjamini có phân bố trải dài về phía đông đến Tongaquần đảo Samoa, ngược lên phía bắc tới quần đảo Marshall, xa về phía nam đến rạn san hô Great BarrierNouvelle-Calédonie.[1]

T. benjamini sống trên các rạn san hô ở độ sâu đến ít nhất là 90 m (thường thấy ở độ sâu từ 4 đến 35 m).[4]

Tình trạng phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nghiên cứu của Winterbottom và cộng sự (2014), dường như có ba nhóm đơn bộiT. benjamini đụa trên phân tích các mẫu vật thu thập từ Palau (nhóm 1), quần đảo Raja Ampat (nhóm 2), rạn san hô Great Barrier - Nouvelle-Calédonie - đảo New Britain (nhóm 3).[5]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở T. benjamini là 3 cm.[4] Cá có màu đỏ, đầu có một vạch màu xanh lam xám từ rìa dưới trước mắt đến giữa hàm.

Số gai ở vây lưng: 7; Số tia ở vây lưng: 9–10; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia ở vây hậu môn: 8–10.[6]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

T. benjamini sống đơn độc hoặc hợp thành những nhóm lỏng lẻo, ăn sinh vật phù du.[4] Tuổi thọ cao nhất được ghi nhận ở loài cá này là 140 ngày, với thời gian cá bột ở vùng nước nổi trung bình là 24% tuổi thọ tối đa.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Greenfield, D. (2016). Trimma benjamini. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T193151A2201395. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T193151A2201395.en. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (r-z)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Đỗ Thị Cát Tường; Nguyễn Văn Long (2015). “Đặc điểm thành phần loài và phân bố của họ Cá bống trắng (Gobiidae) trong các rạn san hô ở vịnh Nha Trang” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 21 (2): 124–135.
  4. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Trimma benjamini trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  5. ^ Winterbottom, Richard; Hanner, Robert; Burridge, Mary; Zur, Margaret (2014). “A cornucopia of cryptic species - a DNA barcode analysis of the gobiid fish genus Trimma (Percomorpha, Gobiiformes)”. ZooKeys. 381: 79–111. doi:10.3897/zookeys.381.6445. ISSN 1313-2970. PMC 3950426. PMID 24624015.
  6. ^ Winterbottom, Richard; Hoese, Douglass F. (2015). “A revision of the Australian species of Trimma (Actinopterygii, Gobiidae), with descriptions of six new species and redescriptions of twenty-three valid species”. Zootaxa. 3934 (1): 1–102. doi:10.11646/zootaxa.3934.1.1. ISSN 1175-5334.
  7. ^ Winterbottom, Richard; Alofs, Karen M.; Marseu, Alexandra (2011). “Life span, growth and mortality in the western Pacific goby Trimma benjamini, and comparisons with T. nasa. Environmental Biology of Fishes. 91 (3): 295–301. doi:10.1007/s10641-011-9782-6. ISSN 1573-5133.