Bước tới nội dung

Truyện cổ Grimm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Truyện cổ Grimm
Bìa của số đầu tiên (1812)
Thông tin sách
Tác giảJacobWilhelm Grimm
Quốc giaĐức
Ngôn ngữtiếng Đức
Thể loại
Nhà xuất bảnVarious
Ngày phát hành1812
ISBNn/a

Truyện kể gia đình cho trẻ em (tiếng Đức: Kinder- und Hausmärchen) là một tập hợp các truyện cổ tích tiếng Đức lần đầu tiên được xuất bản năm 1812 bởi Anh em nhà Grimm, JacobWilhelm. Bộ truyện này thường được biết tới là Truyện cổ Grimm (tiếng Đức: Grimms Märchen).

Ảnh hưởng của Truyện cổ Grimm rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây.[1]

UNESCO chính thức công nhận Truyện cổ Grimm là di sản văn hóa thế giới. Từng được dịch ra 160 thứ tiếng, Truyện cổ Grimm được coi là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như hội họa, âm nhạc và điện ảnh.

Quá trình hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai anh em nhà Grimm bắt đầu sưu tầm các truyện kể dân gian từ khoảng năm 1807[2] khi nhu cầu tìm hiểu truyện dân gian ở Đức bắt đầu phát triển sau khi Ludwig Achim von ArnimClemens Brentano phát hành tuyển tập bài hát dân gian Des Knaben Wunderhorn. Từ năm 1810, hai người bắt đầu thực hiện bộ sưu tập bản thảo truyện dân gian, những tác phẩm này được Jacob và Wilhelm ghi lại bằng cách mời những người kể truyện đến nhà và chép lại những gì họ kể. Trong số những người kể chuyện này không chỉ có những nông dân mà còn có những người thuộc tầng lớp trung lưu và các học giả, những người sở hữu các câu chuyện nghe được từ người hầu của họ, Jacob và Wilhelm còn mời cả những người Huguenot gốc Pháp tới kể những truyện dân gian có nguồn gốc từ quê hương của họ[3].

Năm 1812, Jacob và Wilhelm Grimm cho xuất bản bộ sưu tập 86 truyện cổ tích Đức trong một cuốn sách mang tựa đề Kinder- und Hausmärchen ("Truyện của trẻ em và gia đình"). Năm 1814 họ cho phát hành tập sách thứ hai với 70 truyện cổ tích, nâng số truyện trong bộ sưu tập lên 156.

Lần xuất bản thứ hai của bộ Kinder- und Hausmärchen từ năm 1819 đến năm 1822 được tăng lên 170 truyện. Tập sách này còn được tái bản thêm 5 lần nữa khi anh em Grimm còn sống[4], mỗi lần đều có thêm những truyện mới và đến lần xuất bản thứ 7 năm 1857 thì con số đã lên đến 211 truyện. Mọi lần in đều có hình vẽ minh họa bao quát, đầu tiên được vẽ bởi Philipp Grot Johann, sau khi ông ấy mất các hình vẽ minh họa được vẽ bởi Robert Leinweber.

Bên cạnh những lời khen ngợi, tác phẩm của anh em Grimm cũng gặp phải những chỉ trích, một số người cho rằng những truyện cổ tích này không thích hợp cho trẻ em mặc dù tên tập sách là dành cho trẻ em, những người khác lại chỉ trích bộ sách có ngôn ngữ không đủ "chất Đức"[5], cả về thông tin học thuật lẫn chủ đề[5].

Nhiều sự thay đổi sau các lần ấn bản. Năm 1825, anh em nhà Grimm đã cho xuất bản phiên bản thu nhỏ Kleine Ausgabe, chọn lọc 50 truyện cổ tích dành riêng cho độc giả nhỏ tuổi. Phiên bản của trẻ em này đã đi qua mười phiên bản giữa năm 1825 và năm 1858.

Danh sách truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

"KHM" là viết tắt của Kinder- und Hausmärchen, tên gốc. Các xuất bản từ 1812 đến 1857 chia các truyện thành hai tập.

Tượng đài anh em Grimm tại chợ ở Hanau. (Hessen, Đức)
Bìa của Tập 1, xuất bản lần thứ 4 năm 1840
Trang bìa được sử dụng cho tập thứ hai của ấn bản lần thứ 4 năm 1840

Phần Huyền thoại của trẻ con (Kinder-legende) xuất hiện lần đầu trong phiên bản năm 1819 cuối tập 2).

  • KHM 201: Saint Joseph in the Forest (Der heilige Joseph im Walde)
  • KHM 202: The Twelve Apostles (Die zwölf Apostel)
  • KHM 203: The Rose (Die Rose)
  • KHM 204: Poverty and Humility Lead to Heaven (Armut und Demut führen zum Himmel)
  • KHM 205: God's Food (Gottes Speise)
  • KHM 206: The Three Green Twigs (Die drei grünen Zweige)
  • KHM 207: The Blessed Virgin's Little Glass (Muttergottesgläschen) or Our Lady's Little Glass
  • KHM 208: The Little Old Lady (Das alte Mütterchen) or The Aged Mother
  • KHM 209: The Heavenly Marriage (Die himmlische Hochzeit) or The Heavenly Wedding
  • KHM 210: The Hazel Branch (Die Haselrute)

Các truyện bị loại ra ở lần xuất bản gần đây nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Người thợ xay bột và yêu tinh
  • Lão râu xanh
  • Ba chị em gái
  • Công chúa và hạt đậu
  • Kẻ lười biếng và người siêng năng
  • Mèo đi hia
  • Cái nùi giẻ tốt
  • Cánh tay với con dao
  • Sư tử và ếch
  • Hans Dumm
  • Thánh nữ Kummernis
  • Hurleburlebutz
  • Câu chuyện con quạ
  • Tòa thành Murder
  • Câu chuyện Okerlo
  • Làn da công nương chuột
  • Tướng cướp và con trai
  • Những bông hoa tuyết
  • Người lính và người thợ mộc
  • Cái chết và người chăn ngỗng
  • Những con vật trung thành
  • Sự bất hạnh
  • Chuyện Hoàng tử Johannes
  • Người thợ mộc và thợ tiện
  • Chuyện chim sơn ca và con sâu
  • Từ khăn ăn, ba lô, mũ đại bác và sừng
  • Trẻ em chơi đánh trận với nhau như thế nào?
  • Gã hoang dã
  • Nhà hàng lạ

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ A. S. Byatt, "Introduction" p. xxx, Maria Tatar, ed. The Annotated Brothers Grimm, ISBN 0-393-05848-4
  2. ^ James M. McGlathery, ed., The Brothers Grimm and Folktale, Champaigne, University of Illinois Press, 1988.
  3. ^ Jack Ziples, When Dreams Came True: Classical Fairy Tales and Their Tradition, tr 69-70 ISBN 0-415-92151-1
  4. ^ Hai tập của lần xuất bản thứ hai phát hành năm 1819, tập thứ ba phát hành năm 1822. Các lần xuất bản sau đó là vào các năm 1822, 1837, 1840, 1843 18501857. Trừ lần xuất bản năm 1819 có 3 tập sách, các lần xuất bản sau đều chỉ gồm 2 tập sách. Donald R. Hettinga, The Brothers Grimm: Two Lives, One Legacy, New York, Clarion Books, 2001; tr. 154.
  5. ^ a b Maria Tatar, The Hard Facts of the Grimms' Fairy Tales, tr. 15-17, ISBN 0-691-06722-8

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]