Bước tới nội dung

Tầm ma gốc lạ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Urtica dioica)

Tầm ma gốc lạ
Urtica dioica subsp. dioica
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Rosales
Họ: Urticaceae
Chi: Urtica
Loài:
U. dioica
Danh pháp hai phần
Urtica dioica
L.[1]

Tầm ma gốc lạ (danh pháp hai phần: Urtica dioica) thường được gọi là tầm ma thông thường, tầm ma lông ngứa (dù không phải tất cả các cây của chi này đều có lông ngứa) hay lá tầm ma hoặc chỉ là cây tầm ma hoặc stinger, là một loài thực vật có hoa lâu năm thân thảo thuộc họ Urticaceae. Có nguồn gốc từ châu Âu, nhiều ở vùng ôn đới châu Á và tây Bắc Phi,[1] ngày nay nó được tìm thấy trên toàn thế giới, bao gồm cả New Zealand[2] và Bắc Mỹ.[3][4]

Loài này được chia thành sáu phân loài, năm trong số đó có nhiều sợi lông rỗng gọi là trichome trên lá và thân, hoạt động giống như kim tiêm dưới da, chích histamin và các hớp chất khác tạo ra cảm giác châm chích khi tiếp xúc ("nổi mề đay", một dạng của viêm da tiếp xúc).[5][6]

Loại cây này có một lịch sử lâu dài được sử dụng như một nguồn dược liệu trong y học cổ truyền, thực phẩm, trà và vật liệu dệt trong các xã hội cổ đại.[1][7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Urtica dioica L”. Plants of the World Online. Royal Botanic Gardens, Kew. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2018.
  2. ^ “Stinging nettles”. Bộ Sức khoẻ. 18 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ “Urtica dioica - L”. Plants for a Future. 2012. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ “Burning & Stinging Nettles”. Đại học California. Truy cập 21 tháng 9 năm 2013.
  5. ^ “Nettles”. Drugs.com. 2009. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2018.
  6. ^ Per Brodal (2010). The Central Nervous System: Structure and Function. Oxford University Press US. tr. 170. ISBN 978-0-19-538115-3. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2010.
  7. ^ Lukešová, Hana (Tháng 6 năm 2017). “Xác định sợi dệt thực vật từ thời Merovingian của Na Uy và các ngôi mộ thời đại Viking: Bộ sưu tập cuối thời kỳ đồ sắt thuộc Bảo tàng Đại học Bergen”. Journal of Archaeological Science: Reports. 13: 281–285. doi:10.1016/j.jasrep.2017.03.051.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]