Vòi voi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Heliotropium indicum
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)(chưa đặt)
Họ (familia)Boraginaceae
Chi (genus)Heliotropium
Loài (species)H. indicum
Danh pháp hai phần
Heliotropium indicum
L.
Danh pháp đồng nghĩa

Heliophytum indicum
Heliotropium parviflorum

Tiaridium indicum

Vòi voi còn gọi là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đạo, tên khoa học là Heliotropium indicum, thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae). Tên cây đặt theo hình dạng dò hoa mọc ngồng lên như vòi con voi. Cây mọc hoang khắp miền nhiệt đới Á châu, dân gian thường dùng toàn cây, hái về phơi khô hoặc dùng tươi.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cây vòi voi ở vùng hồ Pocharam, Andhra Pradesh, Ấn Độ.

Vòi voi là loại cây thảo mộc mọc hoang, sống lâu năm, cao khoảng 25-40 cm. Thân cây khỏe, cứng, có nhiều lông nhám; lá hình bầu dục dài, nhăn nheo, mép lá có răng cưa. Hoa màu tím hoặc trắng, không có cuống, mọc xếp liền nhau thành 2 hàng dài.

Dược tính và độc tính[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi, thì vòi voi có hai tác dụng chủ yếu là chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã phát hiện một số loài vòi voi như H.lariocarpum Fish et Mey chứa ancaloid có nhân pyrolizidinn rất độc đối với gan và gây hủy hoại tổ chức gan, đau bụng tiêu chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể gây ung thư. Tính độc này thường không thể hiện ngay khi dùng, mà thường xuất hiện một cách âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc...[1].

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Xem chi tiết "Cây vòi voi có độc?" rên website báo Sức khỏe và Đời sống, cập nhật 06/11/2010 [1]. Xem thêm: "Không dùng cây vòi voi bằng đường uống" trên báo Quảng Nam, cập nhật 21/03/2013 [2] Lưu trữ 2014-01-04 tại Wayback Machine.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]