Võ Quang Hồ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Quang Hồ
Biệt danhVũ Quang Hồ
Sinh1922
Phú Vang, Thừa Thiên Huế
Mất8 tháng 3, 2016
Bệnh viện Quân y 175, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân hàm
Đơn vịCục Tác chiến
Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam
Tham chiếnKháng chiến chống Pháp
Kháng chiến chống Mỹ

Võ Quang Hồ (1922–2016) hay Vũ Quang Hồ, là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, từng giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Tác chiến (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam).

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu tướng Võ Quang Hồ sinh năm 1922 ở xã Phú Ân, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên (nay là phường Phú Thượng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).[1][2]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, ông học Đại học ở Hà Nội. Tháng 3 năm 1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, các trường Đại học bị đóng cửa, sinh viên tản mát các nơi. Võ Quang Hồ gia nhập Mặt trận Việt Minh cùng thời gian với Đặng Văn Việt, Phan Hàm, Nguyễn Thế Lâm. Bốn người từ Hà Nội trở về Huế để theo học trường Thanh niên tiền tuyến Huế do Phan AnhTạ Quang Bửu sáng lập.[3][4]

Tháng 7 năm 1945, trường Thanh niên tiền tuyến Huế khai giảng. Tổ Việt Minh bốn người gồm Võ Quang Hồ là một trong 43 học viên (gồm Võ Sum, Tôn Thất Hoàng, Lê Thiệu Huy, Hoàng Xuân Bình, Nguyễn Thế Lương, Lê Quang Long, Mai Xuân Tần, Đoàn Huyên, Đào Hữu Liêu, Trần Kỳ Doanh, Đoàn Ân,...).[5][6] Ngay ngày 2 tháng 7 (ngày khai giảng), Ban chấp hành Việt Minh trường với tên gọi "Việt Minh Thuận Hóa" được thành lập, bao gồm Nguyễn Thế Lâm, Lê Khánh Khang, Võ Quang Hồ, Đặng Văn Việt, Phan Hàm.[7][8][9] Đến giữa tháng 8, Dưới sự hỗ trợ của Hoàng AnhTrần Hữu Dực, Ban Việt Minh đã thành công "Việt Minh hóa" tất cả giáo viên và học viên trong trường.[10][11]

Tháng 8 năm 1945, Võ Quang Hồ tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.[12] Tháng 9, khi chính quyền mới thành lập, ông là chỉ huy Đại đội 4 tham gia các hoạt động quân sự bảo vệ trật tự, chống sự khiêu khích của quân Trung Hoa Dân quốc và quân đội Pháp.[13][14][15] Tháng 12 năm 1946, ông tham gia trận chiến bao vây quân Pháp trong thành Huế. Sau đó, ông trở thành Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 18 thuộc Trung đoàn 96.

Tháng 6 năm 1950, Liên khu V quyết định thành lập Trung đoàn 803, gồm Trung đoàn trưởng Lư Giang, Chính ủy Nguyễn Sắc Kim, Trung đoàn phó Võ Quang Hồ.[16]

Những năm 1953–1954, ông là Tham mưu trưởng quân tình nguyện Việt Nam ở Hạ Lào, tham gia chỉ huy chiến trường Hạ Lào – Đông bắc Campuchia trong Chiến cục Đông Xuân.[17]

Năm 1962, ông là cố vấn quân sự cho Chính phủ Liên hiệp Lào,[18][19] cùng với Phôm Ma mở mặt trận phối hợp cho chiến dịch Nậm Thà.[20]

Tháng 4 năm 1973, với cương vị Cục phó Cục Tác chiến, ông là thành viên Tổ trung tâm do Thiếu tướng Lê Trọng Tấn làm Tổ trưởng (gồm Vũ Lăng, Võ Quang Hồ, Lê Hữu Đức). Đến tháng 6, Tổ trung tâm có nhiệm vụ hoàn thành dự thảo Đề cương kế hoạch chiến lược 305 TG1 (kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam).[21][22][23]

Ngày 12 tháng 4 năm 1975, ông thuộc Tổ Thường trực (gồm Lê Hữu Đức, Võ Quang Hồ, Mai Xuân Tần, Đoàn Thế Hùng, Lê Duy Mật) do Thiếu tướng Cao Văn Khánh phụ trách, giúp Tổng Tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu cách đánh và chỉ đạo tác chiến. Từ đó đưa ra phương án cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn.[24]

Sau khi nghỉ hưu, ông chuyển về sống ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 10 tháng 3 năm 2016, ông qua đời ở Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).[1][2]

Tặng thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương Quân công hạng Nhì, Ba
  • Huân chương Chiến thắng hạng Nhì
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba
  • Huân chương Xa Na Lợt hạng Nhất (Nhà nước Lào tặng)
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
  • Huân chương Quân kỳ quyết thắng
  • Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Thiếu tướng Võ Quang Hồ từ trần”. Báo Công an nhân dân. 10 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ a b “Đồng chí Thiếu tướng Võ Quang Hồ từ trần”. Báo Sài Gòn Giải phóng. 10 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ Mai Thanh Hải (21 tháng 8 năm 2020). “Người treo cờ cách mạng trên kỳ đài Huế”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Ngô Minh Thuyên (19 tháng 8 năm 2011). “Mái trường của những vị tướng”. Báo Điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  5. ^ Phạm Hữu Thu (9 tháng 9 năm 2012). “Lê Quang Long - vị cố vấn quân sự đầu tiên của Hoàng thân Xuphanuvông”. Tạp chí Sông Hương. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ Lê Đức Dục (29 tháng 8 năm 2021). “Chuyện về ngôi trường có hai Bộ trưởng Quốc phòng”. Báo Đắk Lắk điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  7. ^ Lê Đức Dục (30 tháng 8 năm 2005). “Tuổi 20 cho ngày độc lập kỳ 3: Những "giải phóng quân" đặc biệt!”. Báo Điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  8. ^ “Cách mạng Tháng Tám”. Trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. 19 tháng 8 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  9. ^ Ngô Vương Anh (12 tháng 9 năm 2008). “Trường thanh niên tiền tuyến Huế trong "cái chớp mắt của lịch sử". Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  10. ^ Lâm Quang Minh (19 tháng 8 năm 2016). “Có một trường huấn luyện quân sự như thế”. Tạp chí Sông Hương. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  11. ^ Lê Thị Minh Tân (19 tháng 8 năm 2021). “Trường thanh niên tiền tuyến Huế năm 1945”. Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  12. ^ TrongQuang (18 tháng 12 năm 2005). “Về cái chết của ông chủ bút tạp chí Nam Phong”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  13. ^ Nguyễn Đức Quý (30 tháng 6 năm 2010). “Người thư ký tận tụy, tài năng của đồng chí Lê Duẩn, đã ra đi”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  14. ^ Nguyễn Đức Quý (4 tháng 9 năm 2019). “Lời Điếu về Người làm rung động triệu triệu con tim”. Báo điện tử Công an thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  15. ^ Thân Trọng Ninh (27 tháng 8 năm 2013). “Nhớ về Đoàn VII Giải phóng quân Huế”. Tạp chí Sông Hương. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  16. ^ “Quá trình hình thành và phát triển”. Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 10 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  17. ^ Nguyễn Hùng Tấn (9 tháng 2 năm 2017). “Trọn đời vì Đảng vì dân”. Hội Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  18. ^ Trần Đức Hòe (27 tháng 10 năm 2020). “Góp phần vun đắp tình hữu nghị Việt Nam - Lào”. Cục Thông tin đối ngoại. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  19. ^ TG (17 tháng 7 năm 2012). “Một số sự kiện lịch sử về tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào năm 1962”. Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  20. ^ Dương Đình Lập (8 tháng 8 năm 2012). “Chiến thắng Nậm Thà Một mẫu mực điển hình về quan hệ đặc biệt Việt - Lào (Kỳ 1)”. Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2022.
  21. ^ Hoàng Liên (30 tháng 4 năm 2018). “Nắm bắt thời cơ để chiến thắng”. Báo Đấu Thầu. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  22. ^ Hiền Mĩ (18 tháng 4 năm 2017). “Nhớ mùa Xuân đại thắng”. Báo điện tử Quốc phòng Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  23. ^ Nguyễn Sĩ Đại (29 tháng 4 năm 2015). “Đường đến chiến thắng 30/4/1975”. Báo điện tử Dân Sinh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.
  24. ^ Lê Quý Hoàng (3 tháng 5 năm 2017). “Giải phóng Sài Gòn - "Thần tốc, thần tốc hơn nữa…". Báo Biên phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]