Vương Thúc Mậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vương Thúc Mậu (1822 – 1886), là một sĩ phu trong phong trào Cần vương.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Thúc Mậu quê ở làng Hoàng Trù, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Thanh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, đỗ Tú tài năm 1850 thời vua Tự Đức.

Năm 1885, ông hưởng ứng Chiếu Cần vương, được vua Hàm Nghi ban ấn, kiếm. Ông xây dựng căn cứ ở Xứ Chung, tổ chức chống trả nhiều đợt càn quét của Pháp. Lực lượng nghĩa quân do ông chỉ huy được gọi là "Chung Nghĩa binh".[1]

Năm 1886, quân Pháp tập trung tấn công Xứ Chung, ông trúng đạn hy sinh. Một số nghĩa quân do Nguyễn Sinh Quyến dẫn đầu đi vào Hà Tĩnh tham gia nghĩa quân Hương Khê của Phan Đình Phùng.[2]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai độc nhất của ông là tú tài Vương Thúc Quý, cháu là Vương Thúc Oánh đều tham gia các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc.[3][4]

Tưởng nhớ[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Vinh, Nghệ An. Đường Vương Thúc Mậu là con đường tập trung nhiều quán cà phê, trung tâm vui chơi của thành phố.[5]

Sách Bài ngoại liệt truyện có ghi bài thơ điếu ông:

Phiên âm:
Lăng lăng kỳ khí tỉ Kỳ sơn
Bất tử ninh dung nghịch lỗ hoàn.
Tá vấn phần lăng hà xứ tại?
Tả biên Hồng Lĩnh hữu Kim Nhan.
Bản dịch:
Lâng lâng khí lạ sánh tày non,
Chưa chết làm cho giặc mất hồn.
Muốn hỏi mồ ông đâu đó nhỉ?
Tả thì Hồng Lĩnh, hữu Kim Nhan.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
  • Vũ Thanh Sơn, Anh hùng hào kiệt Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2018.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bác Hồ được vinh dự học với thầy Vương Thúc Quý - con trai cụ Vương Thúc Mậu (người lập đội "Chung nghĩa binh" dựng Cần Vương chống giặc Pháp (1885)”. Thư viện Đồng Nai. 21 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  2. ^ Lâm Đình Hùng (2 tháng 11 năm 2014). “Kim Liên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Khu di tích Kim Liên. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  3. ^ Vũ Kiên (28 tháng 4 năm 2017). “Các bậc thầy và việc học của Bác Hồ thời nhỏ tuổi”. Ban quản lý Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.
  4. ^ “Vương Thúc Mậu” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). vansu. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.[liên kết hỏng]
  5. ^ Mỹ Hà (1 tháng 4 năm 2020). “Thành phố Vinh vắng lặng trong ngày đầu thực hiện cách ly toàn xã hội”. Báo Nghệ An. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]