Bước tới nội dung

Valve Corporation

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Valve Corporation
Loại hình
Công ty tư nhân
Ngành nghềTrò chơi điện tử, phân phối trực tuyến
Thành lậpKirkland, Washington, Hoa Kỳ (1996)
Người sáng lậpGabe Newell
Mike Harrington
Trụ sở chínhBellevue, Washington, Hoa Kỳ
Thành viên chủ chốt
Gabe Newell, đồng sáng lập và giám đốc quản lý
Sản phẩmTrò chơi điện tử:
Counter-Strike series
Dota 2
Day of Defeat series
Half-Life series
Left 4 Dead series
Portal series
Team Fortress series Khác:
Source game engine
Steam distribution platform
Valve Anti-Cheat
Doanh thuTăng$10 tỉ USD (2019)
Số nhân viên~330 (2013)[1]
Websitewww.valvesoftware.com

Valve Corporation (lúc trước là Valve Software), thường được gọi đơn giản là Valve, là một công ty phát triển trò chơi điện tử và phân phối trực tuyến có trụ sở tại Bellevue, Washington, Hoa Kỳ. Valve do Gabe NewellMike Harrington thành lập vào năm 1996. Gabe Newell là nhân viên thứ 11 của hãng Microsoft và quyết định đầu tư sang ngành giải trí sau 13 năm làm việc tại đại bản doanh của nhà tỷ phú Bill Gates.

Tóm lược

[sửa | sửa mã nguồn]

Valve được thành lập bởi 2 cựu nhân viên Microsoft là Gabe Newell và Mike Harrington vào ngày 24/8/1996 tại Kirkland, Washington. Ban đầu, Valve là một Công ty trách nhiệm hữu hạn, sau khi sáp nhập với tập đoàn Sierra On-Line vào năm 2003, công ty chuyển đến thành phố Bellevue, Washington.

Half-Life là sản phẩm đầu tiên của Valve, phát hành tháng 11/1998, thể loại bắn súng góc nhìn người thứ nhất hay FPS nhanh chóng đạt được thành công rực rỡ.

Sau Half-Life, Valve tập trung vào các bản mod, phụ bản và phần sau của các tựa game (Half-Life 2). Bắt đầu với Half-Life 2 năm 2004 và tất cả các tựa game của Valve sau đó đều dựa trên Source engine "cây nhà lá vườn" do chính Valve phát triển.

Valve tổng cộng đã phát triển 6 dòng game: Half-life, Left 4 Dead, Team Fortress, Portal, Counter-StrikeDay of Defeat. Trong đó, các dòng Counter-Strike, Day of Defeat và Team Fortress khởi đầu là các bản mod của Half-life, một tựa game nổi tiếng của id Software. Ngoài ra, Valve còn phát triển Dota 2, phần sau của một bản mod Warcraft III, Dota.

Valve còn phát triển hệ thống phân phối game trực tuyến Steam, hệ thống giúp mua và tải về các game của chính hãng hoặc của các hãng khác.

Tên Năm Thể loại Hệ máy Ghi chú
Half-Life 1998 FPS Windows, Linux, PlayStation 2, OS X (Beta)
Team Fortress Classic 1999 FPS Windows
Half-Life: Opposing Force 1999 FPS Windows Bản mở rộng
Deathmatch Classic 2000 FPS Windows
Ricochet 2000 Game hành động Windows
Counter-Strike 2000 FPS Windows, Xbox, Linux
Half-Life: Blue Shift 2001 FPS Windows, Dreamcast (đã bị huỷ bỏ) Bản mở rộng
Half-Life: Decay 2001 FPS PlayStation 2 Bản mở rộng
Day of Defeat 2003 FPS Windows
Counter-Strike: Condition Zero 2004 FPS Windows, Xbox
Half-Life: Source 2004 FPS Windows
Counter-Strike: Source 2004 FPS Windows, OS X, Linux
Half-Life 2 2004 FPS Windows, Xbox, Xbox 360, PlayStation 3, OS X
Half-Life 2: Deathmatch 2004 FPS Windows, OS X
Half-Life Deathmatch: Source 2005 FPS Windows
Day of Defeat: Source 2005 FPS Windows, OS X
Half-Life 2: Lost Coast 2005 FPS Windows
Half-Life 2: Episode One 2006 FPS Windows, Xbox 360, PlayStation 3, OS X Bản mở rộng
Half-Life 2: Episode Two 2007 FPS Windows, Xbox 360, PlayStation 3, OS X Bản mở rộng
Portal 2007 FPS kết hợp giải đố Windows, Xbox 360, PlayStation 3, OS X
Team Fortress 2 2007 FPS Windows, Xbox 360, PlayStation 3, OS X, Linux
Left 4 Dead 2008 FPS Windows, Xbox 360, OS X
Left 4 Dead 2 2009 FPS Windows, Xbox 360, OS X, Linux
Alien Swarm 2010 Góc nhìn người thứ ba từ trên xuống (Top-down perspective) Windows
Portal 2 2011 FPS kết hợp giải đố Windows, Xbox 360, PlayStation 3, OS X
Counter-Strike: Global Offensive 2012 FPS Windows, Xbox 360, PlayStation 3, OS X
Dota 2 2013 A-RTS Windows, OS X, Linux
Artifact 2018 Cards game Windows
Dota Underlords 2019 Auto Battler Windows, Android, iOS
Half-Life: Alyx 2020 VR, giải đố Windows

[2][3]

Half-life là tựa game đầu tiên của Valve được viết dựa trên GoldSrc engine, một bản sửa đổi của Quake engine. Tựa game đầu tiên được lên kế hoạch phát hành vào năm 1997, nhưng bị dời đến 19/11/1998. Khi ra mắt, Half-life được đánh giá rất cao nhờ đồ họa tuyệt đẹp, cốt truyện hấp dẫn, và trên hết là lối chơi FPS kết hợp phiêu lưu, giải đố độc đáo khác lạ vào thời điểm đó. Half-life nhanh chóng trở thành một hiện tượng, một tựa game kinh điển và nổi tiếng khắp toàn thế giới.

Half-Life có một cộng đồng modder đông đảo nhờ bộ công cụ phát triển Software Development Kit mà Valve cung cấp. Vào thời điểm đó, đa số các nhà phát triển game đều không dám làm như Valve với lý do ăn cắp bản quyền. Tuy nhiên, việc có nhiều bản mod cho Half-life, bao gồm cả các bản mod nổi tiếng như Counter-Strike hay Day of Defeat, và để chơi được các bản mod đó thì mọi người phải mua tựa game, dẫn đến doanh số của Half-life vốn đã rất cao còn tiếp tục tăng.

Valve còn tung ra một số một số bản mở rộng cho Half-Life như Half-Life: Blue ShiftHalf-Life: Opposing Force,....Trong đó, có bản Half-Life: Decay cho phép chơi hai người (co-op).

Có thể nói Half-Life là sản phẩm đã đưa tên tuổi của Valve thành một trong những nhà phát triển game hàng đầu thế giới.

Source engine

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Half-Life, Valve Corporation tập trung phát triển một game engine tiên tiến với đồ họa tuyệt vời mà không đòi hỏi cấu hình cao. Từ đó Source engine ra đời.

Valve lần đầu giới thiệu hệ thống Steam vào năm 2002. Đây là hệ thống phân phối trực tuyến các sản phẩm của chính Valve hoặc của đối tác. Steam đang dần trở thành cầu nối chính giúp mọi người đến với game qua hơn 1400 tựa game và hơn triệu tài khoản trong Steam theo thống kê vào tháng 10/2010.

Steam chuyên phân phối các tựa game, các bản update và các gói DLC cho các game. Steam đóng vai trò rất lớn làm nên doanh thu khổng lồ của Valve.

Steam Console

[sửa | sửa mã nguồn]

Valve đang phát triển một hệ máy chơi game tên Steam Console thế hệ mới, có mã Piston.

Từ khi được thành lập, doanh thu và giá trị của Valve không ngừng gia tăng. Tổng doanh thu của Valve năm 2012 đạt hơn 16 tỉ USD.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Dudley, Brier (ngày 4 tháng 11 năm 2013). “A glimpse of Valve's Steam Machine, controller design and hardware plans”. Seattle Times. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ “Games”. Valve. Valve Corporation. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2013.
  3. ^ “Steam Publishers - Valve”. Steam. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2013.