Vanadi hexacarbonyl

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vanadium hexacarbonyl
Cấu trúc phân tử của vanadi hexacarbonyl
Danh pháp IUPAChexacarbonylvanadium(0)
Nhận dạng
Số CAS20644-87-5
PubChem519800
ChEBI37857
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
UNIIWA8Q7FLK2X
Thuộc tính
Công thức phân tửV(CO)6
Khối lượng mol219,0034 g/mol
Bề ngoàitinh thể màu lục lam hoặc chất rắn màu xanh dượng đậm
Khối lượng riêng1,7 g/cm³
Điểm nóng chảyphân hủy
Điểm sôithăng hoa ở 50 °C (323 K; 122 °F) (15 mmHg)
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tan trong dung môi kháchexan: 5 g/L
tan tốt hơn trong dichloromethane, tạo dung dịch màu vàng
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểhệ tinh thể trực thoi
Tọa độbát diện
Mômen lưỡng cực0 D
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhnguồn CO
Các hợp chất liên quan
Nhóm chức liên quanCr(CO)6
VCl3
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Vanadi hexacarbonyl là một hợp chất vô cơcông thức hóa học V(CO)6. Nó là một chất rắn dễ bay hơi màu xanh dương-đen. Hợp chất có khả năng phản ứng cao này được chú ý đến nhiều vì nó là một carbonyl hiếm phân lập được có tính thuận từ. Hầu hết các chất có công thức Mx(CO)y tuân theo quy tắc 18 electron, trong khi V(CO)6 có 17 electron hóa trị.[1]

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường, V(CO)6 được điều chế theo hai bước thông qua V(CO)
6
làm chất trung gian. Ở bước đầu tiên, VCl3 được khử bằng natri kim loại dưới CO (200 atm ở 160 °C). Dung môi cho quá trình khử này thường là diglyme, CH3OCH2CH OCH2CH2OCH3. Triether này hòa tan muối natri, giống crown-ether:

4 Na + VCl3 + 6 CO + 2 diglyme → [Na(diglyme)2][V(CO)6] + 3 NaCl

Anion thu được bị oxy hóa bằng acid:[2]

V(CO)
6
+ 2 H3PO4 → 2 V(CO)6 + H2 + 2 H
2
PO
4

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Vanadi hexacarbonyl không bền với nhiệt. Phản ứng chính của nó là khử thành monoanion V(CO)
6
, các muối của chúng đã được nghiên cứu. Nó cũng dễ bị thay thế bởi các phối tử phosphine bậc ba, thường dẫn đến tự oxy hóa khử.

V(CO)6 phản ứng với các nguồn anion cyclopentadienyl để tạo ra phức hợp C5H5V(CO)4 (màu cam, nóng chảy ở 136 °C). Giống như nhiều hợp chất cơ kim trung hòa về điện tích, hợp chất có cấu trúc "nửa bánh sandwich" này rất dễ bay hơi. Trong quá trình chuẩn bị ban đầu của chất này, C5H5HgCl được sử dụng làm nguồn C
5
H
5
.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

V(CO)6 có dạng hình học bát diện và có cấu trúc giống với chromi hexacarbonyl, mặc dù chúng có số lượng electron hóa trị khác nhau. Nghiên cứu tinh thể học tia X chỉ ra rằng phân tử bị biến dạng nhẹ với khoảng cách V–C ngắn hơn (1,993(2) Å) so với bốn (cân bằng) 2,005(2) Å. Mặc dù V(−I) có kích thước ion lớn hơn V(0), khoảng cách V–C trong V(CO)
6
là 0,07 Å ngắn hơn so với tiền chất trung tính.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Elschenbroich, C.; Salzer, A. (1992). Organometallics: A Concise Introduction (ấn bản 2). Weinheim: Wiley-VCH. ISBN 3-527-28165-7.
  2. ^ Liu, X.; Ellis, J. E. (2004). “Hexacarbonylvanadate(1−) and Hexacarbonylvanadium(0)”. Inorg. Synth. 34: 96–103. doi:10.1002/0471653683.ch3. ISBN 0-471-64750-0.
  3. ^ Bellard, S.; Rubinson, K. A.; Sheldrick, G. M. (1979). “Crystal and Molecular Structure of Vanadium Hexacarbonyl”. Acta Crystallographica. B35 (2): 271–274. doi:10.1107/S0567740879003332.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phương pháp tổng hợp: "Synthesis of Vanadium Hexacarbonyl". J. Am. Chem. Soc. 81 (11): 2966–2967. doi:10.1021/ja01496a073.