Vanadi(IV) fluoride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vanadi(IV) fluoride
Danh pháp IUPACvanadium tetrafluoride
Nhận dạng
Số CAS10049-16-8
PubChem44717705
Số EINECS233-171-7
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
UNIIM372NC1A3B
Thuộc tính
Công thức phân tửVF4
Khối lượng mol126,9346 g/mol
Bề ngoàibột màu xanh lá cây hút ẩm[1]
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng3,15 g/cm³ (20 °C)[1]
2,975 g/cm³ (23 °C)[2]
Điểm nóng chảy 325 °C (598 K; 617 °F)
(phân hủy ở 760 mmHg)[1]
Điểm sôithăng hoa[1]
Độ hòa tan trong nướctan[1]
Độ hòa tantan trong aceton, acid acetic
tan rất ít trong SO2Cl2, alcohols, CHCl3[2]
tạo phức với amonia
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểĐơn nghiêng, mP10
Nhóm không gianP21/c, No. 14
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
−1412 kJ/mol[3]
Entropy mol tiêu chuẩn So298126 J/mol·K[3]
Các nguy hiểm
Mắtgây bỏng
Dagây bỏng da
Ký hiệu GHSBiểu tượng ăn mòn trong Hệ thống Điều hòa Toàn cầu về Phân loại và Dán nhãn Hóa chất (GHS) GHS06: Toxic
Báo hiệu GHSDanger
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH300, H314, H330
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP260, P301+P310, P303+P361+P353, P304+P340, P305+P351+P338, P320, P330, P405, P501
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Vanadi(IV) fluoride (công thức hóa học: VF4) là một hợp chất vô cơ của vanadifluor. Nó là chất rắn màu vàng nâu thuận từ rất hút ẩm. Không giống như vanadi(IV) chloride tương ứng, tetrafluoride không dễ bay hơi vì nó có cấu trúc polymer. Nó bị phân hủy trước khi nóng chảy.

Điều chế và phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

VF4 có thể được điều chế bằng cách xử lý VCl4 với HF:

VCl4 + 4 HF → VF4 + 4 HCl

Trong lần đầu tiên được khám phá, hợp chất được điều chế theo cách này.[4] Nó bị phân hủy ở 325 °C, tạo thành tri-pentafluoride:

2 VF4 → VF3 + VF5

Phản ứng của M2VF5 với khí fluor sẽ tạo ra M2VF6 (M = K, Rb, Cs), có màu hồng đến vàng, ổn định trong không khí.[5]

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc của VF4 giống SnF4. Mỗi trung tâm vanadi có dạng bát diện, được bao quanh bởi sáu phối tử fluoride. Bốn trong số các trung tâm fluoride làm cầu nối với các trung tâm vanadi liền kề.[6]

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

VF4·NH3 được tạo thành khi cho VF5 tác dụng với khí amonia. Nó có màu nâu, phân hủy ở 250 °C (482 °F; 523 K). Phức VF4·py có màu xám hồng, phân hủy ở 150 °C (302 °F; 423 K). VF4·3en cũng được biết đến.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Lide, David R. biên tập (2009). CRC Handbook of Chemistry and Physics . Boca Raton, Florida: CRC Press. ISBN 978-1-4200-9084-0.
  2. ^ a b Kwasnik, W. (1963). Brauer, Georg (biên tập). Handbook of Preparative Inorganic Chemistry . London: Academic Press. tr. 252–253.
  3. ^ a b Anatolievich, Kiper Ruslan. “vanadium(IV) fluoride”. chemister.ru. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ Otto Ruff, Herbert Lickfett "Vanadinfluoride" Chemische Berichte 1911, vol. 44, pages 2539–2549. doi:10.1002/cber.19110440379
  5. ^ a b Clark, R. J. H.; Brown, D. (8 tháng 10 năm 2013). The Chemistry of Vanadium, Niobium and Tantalum: Pergamon Texts in Inorganic Chemistry (bằng tiếng Anh). Elsevier. tr. 548. ISBN 978-1-4831-8170-7.
  6. ^ Becker S., Muller B. G. Vanadium Tetrafluoride, Angew.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]