Wikipedia:Bình duyệt/Quy tắc đóng đề xuất

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
ChínhHướng dẫnThảo luậnLưu trữ

Trang dưới đây sẽ nêu rõ những trường hợp nên đóng trang bình duyệt lại.

Giới hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn nhân lực bình duyệt bài viết trên Wikipedia tiếng Việt là có hạn, và để đảm bảo mọi yêu cầu bình duyệt bài viết đều nhận được phản hồi hữu ích, sẽ có một số giới hạn cần được đặt ra. Các yêu cầu vượt quá giới hạn này có thể được đóng lại.

  1. Mỗi thành viên chỉ được mở tối đa 1 đề xuất cùng một lúc.
    Vì không gian bình duyệt vốn là một không gian tương tác trực tiếp giữa các thành viên với nhau, việc mở nhiều trang bình duyệt cùng lúc có thể phản tác dụng.
  2. Bài viết có gắn biển cần dọn dẹp không thể được xem xét bình duyệt.
    Vì mục tiêu chính của không gian bình duyệt là để nâng cấp các bài viết đã thu hút sự quan tâm đặc biệt, tất cả các vấn đề lớn trong bài cần phải được giải quyết trước khi bình duyệt. Điều đó cũng tương tự với một trong những "tiêu chí loại ngay" được áp dụng khi biểu quyết bầu chọn bài viết tốt: Bài viết có các thông báo như {{cần dọn dẹp}}, {{thái độ trung lập}}, {{thiếu nguồn gốc}} hoặc có nhiều {{cần dẫn nguồn}}... hoặc các bản mẫu tương tự.
  3. Đối với một bài viết đã từng được bình duyệt, thành viên không thể mở trang bình duyệt một lần nữa cho đến ít nhất 14 ngày sau khi trang bình duyệt trước đã được đóng lại. Với bài viết từng thất cử bài viết chọn lọc hoặc bài viết tốt, thành viên cần giải quyết tất cả vấn đề được đưa ra trước khi mở trang bình duyệt.
    Nói một cách đơn giản, thành viên cần xem kỹ những ý kiến được đưa ra trong các không gian bầu chọn nêu trên và thực hiện các thay đổi cần thiết trước khi yêu cầu bình duyệt. Ví dụ, ở ngày đầu tiên của tháng, bài viết A có yêu cầu bình duyệt đã đóng, còn bài viết B thất cử BVCL. Thành viên không thể mở đề nghị bình duyệt mới đối với bài A cho đến ngày thứ 15 của tháng đó (14 ngày sau). Thành viên cũng không được mở đề nghị bình duyệt đối với cả hai bài trên đến khi đã giải quyết hết vấn đề tồn đọng.

Xem thảo luận 1thảo luận 2 tại Wikipedia tiếng Anh về việc áp dụng các giới hạn trên.

Đóng trang bình duyệt[sửa | sửa mã nguồn]

Nên đóng một số dạng yêu cầu bình duyệt như sau:

  1. Yêu cầu không phù hợp đối với không gian bình duyệt, bao gồm xử lý phá hoại, giải quyết bút chiến, nhận diện vi phạm bản quyền, hoặc bình duyệt nội dung ngoài không gian bài viết. Thay vào đó, hãy để lại thông báo trên trang thảo luận của người mở yêu cầu về việc đóng nhanh trang bình duyệt và nêu rõ lý do, đồng thời khuyến nghị những không gian khác phù hợp hơn, ví dụ như trang thảo luận chung hoặc tin nhắn cho bảo quản viên.
  2. Trang bình duyệt đã có một hoặc nhiều phản hồi nhưng không được sửa đổi trong ít nhất 7 ngày.
  3. Trang bình duyệt đã mở nhưng không có phản hồi nào trong ít nhất 1 tháng.
  4. Bài viết đã được chọn làm ứng cử viên bài viết tốt, ứng cử viên bài viết chọn lọc hoặc ứng cử viên danh sách chọn lọc.
  5. Bài viết bị xóa theo biểu quyết hoặc các hình thức khác tương tự.
  6. Thành viên mở đề xuất có quyền đóng lại bất cứ lúc nào (tuy nhiên, xem thêm mục 4 ở trên).

Ứng cử trực tiếp làm BVT/BVCL[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi lúc một thành viên muốn biết bài viết có phù hợp để ứng cử trực tiếp làm bài viết tốt hoặc bài viết chọn lọc hay không. Nếu trường hợp này xảy ra, và một người hiểu rõ tiêu chuẩn BVT hoặc tiêu chuẩn BVCL nghĩ rằng bài viết có khả năng cao đắc cử, người đó có thể đóng yêu cầu của bạn và đề xuất đề cử trực tiếp. Điều này sẽ giúp cắt giảm hàng tháng chờ đợi, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức từ cộng đồng.

Khi một bài viết được cho là phù hợp để ứng cử trực tiếp làm BVT hoặc BVCL, thành viên cần đóng trang bình duyệt và thêm bản mẫu {{Bình duyệt đề cử trực tiếp}}. Bản mẫu này sẽ hiện lên như sau:

Lưu ý: xin hãy cẩn thận rằng trang bình duyệt này không yêu cầu cho ý kiến để cải thiện bài viết nói chung; và bạn cần chắc chắn rằng bài viết có khả năng cao thỏa mãn các tiêu chuẩn BVT hoặc BVCL như đã nêu ở trên.