Bước tới nội dung

Wikipedia:Từ chối nhìn nhận kẻ phá hoại

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:Don't feed the troll)
Đừng bao giờ cho troll ăn.

Động cơ cho sự phá hoại (không kể đến các hành động như quấy rầy và bút chiến) có thể là mong muốn được người khác chú ý và sự khét tiếng[1] hay sự thất vọng đối với dự án hay cộng đồng. Việc chú ý đặc biệt đến những người dùng này có tác dụng khuyến khích hành động phá hoại. Điều này đặc biệt đúng đối với những kẻ phá hoại hàng loạt. Những người dùng ưa nghịch phá như vậy thích thú khi có được sự chú ý của cộng đồng và coi đó là sự khen thưởng và khuyến khích.

Danh tiếng xấu của những hành động phá hoại đã khuyến khích một số người dùng khác bắt chước các phương pháp phá hoại nổi tiếng hoặc đặc biệt với mục đích giải trí, để cùng tận hưởng sự nối tiếng hoặc vui sướng về hành động thách đố quyền lực và/hoặc phá thành quả lao động của những người dùng khác. Bằng cách từ chối nhìn nhận kẻ phá hoại và không để cho họ có được danh tiếng, chúng ta loại bỏ động cơ phá hoại của họ.

Khuyến khích

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hành động phá hoại được lưu danh nhờ sự nổi tiếng của mình. Việc này khuyến khích sự lan truyền trên Internet, nơi có những người bắt chước các phương pháp phá hoại nổi tiếng hoặc độc đáo để mua vui, để cùng chia sẻ sự nổi tiếng, hoặc để tìm thấy thỏa mãn trong việc chống lại các bảo quản viên và/hoặc phá hoại thành quả làm việc của các thành viên khác. Khi những hành động phá hoại không gây được sự chú ý và không được lưu danh tên tuổi, người phá hoại bị mất động cơ chủ đạo để tiếp tục phá hoại và phá rối.

Việc các phá hoại xảy ra với Wikipedia được nói đến tại các phương tiện truyền thông có vẻ đã mời gọi việc tăng cường phá hoại. Khi một người viết báo, hoặc phát biểu trên truyền hình, rằng việc đưa các nội dung vô nghĩa vào Wikipedia là việc dễ dàng, thì một loạt những người hay bắt chước muốn tự mình thử xem và tin rằng mình chính là các "tin tặc". Nếu ta xem chuyện này là điều nghiêm trọng, thì ta chỉ đang tiếp thêm sức mạnh cho các hành vi phá hoại này.

Đối phó lâu dài với phá hoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đối phó với phá hoại, một số thông tin về vụ phá hoại sẽ có giá trị tham khảo. Do đó, bài luận này không nói về việc vờ như sự phá hoại không xảy ra. Thông tin về sự phá hoại nên được đánh giá cẩm thận qua giá trị thực của nó và đánh giá xem việc công bố thông tin về vụ phá hoại có đáng hay không. Việc ghi lại các hình thức phá hoại mới theo một cách trung lập như Wikipedia:Phá hoại § Các kiểu phá hoại đảm bảo một nhận thức thích hợp về sự tồn tại của dạng phá hoại đó.

Cách làm dịu hành vi phá hoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn nhìn thấy một trang chứa thông tin về những kẻ phá hoại hoặc các hành động phá hoại mà bạn cho rằng trang này không còn giá trị sử dụng thực tiễn, hãy dùng tiêu bản {{chờ xóa}} để đề nghị xóa nhanh. Về các trang cá nhân của những thành viên đã bị khóa vô hạn mà không còn giá trị sử dụng thực tiễn (ngoại trừ các tài khoản con rối và người dùng bị cấm chỉ – ban), bạn cũng có thể đề nghị xóa nhanh các trang này bằng tiêu bản {{chờ xóa}}.[2]

Vì các lí do đó, các tiêu bản khóa vô hạn đặt các trang cá nhân vào Thể loại:Trang thành viên Wikipedia tạm thời, để các trang này bị xóa dần sau ít nhất 1 tháng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ví dụ về động cơ phá hoại là mong muốn được thừa nhận và được nổi tiếng, xem "Pelican shit" tại Wikipedia Tiếng Anh.
  2. ^ Các địa chỉ IP của các tài khoản đã đăng ký chỉ được lưu trữ một thời gian trong hệ thống, việc phân thể loại một người dùng sau thời hạn này không còn hữu dụng cho mục đích nào nữa.