Bước tới nội dung

Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Độ nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Hi all,

Tôi có quan sát thấy một số bài được viết ra , xong rồi sau đó có người treo luôn 1 bảng độ nổi bật , không thảo luận gì cả . Người viết bài , nhiều người mới , ngơ ngác , sửa bài viết thêm nguồn rồi , nhưng vì còn cái bảng ở đó , mà chẳng ai thèm thảo luận 1 câu , nên một hồi bài đó bị đem ra biểu quyết xóa . Mà đã biểu quyết là tính số phiếu , chứ không còn dựa vào quy định có nguồn thứ cấp nhắc đến đáng kể . Nên kể cả có 20 nguồn thứ cấp nhắc đến , mà đếm số phiếu biểu quyết thì vẫn xóa -> quy định về độ nổi bật bị vi phạm (kiểu như chúng ta mang ra biểu quyết 1+1 có bằng 3 không và nếu có đa số phiếu vote là 3 thì kết luận 1+1 = 3 :) Biểu quyết nên được hạn chế và có tính quyết định thấp hơn là quy định (nghĩa là quy định đã nói 1+1 =2 thì dù biểu quyết 1+1 = 3 thì vẫn vô hiệu ), thay vào đó là thảo luận để thống nhất việc hiểu và áp dụng quy định , và chủ yếu là theo hướng xây dựng cho Wikipedia phong phú giàu thông tin trung lập . Chứ Wikipedia tiếng Việt chậm phát triển một phần vì chúng ta tự xóa đi bài và làm giảm nhiệt huyết của người viết bài .

Đề xuất là khi nào có thấy bài nào ít nguồn nhắc đến thì thảo luận và tốt nhất là tự bổ sung giúp người viết , đừng treo bảng . Bảng chỉ treo khi thảo luận đang có xu hướng cho thấy tìm mãi mà không có đủ nguồn thứ cấp nhắc đến chủ đề bài viết.

Đây là nội dung mới của bảng đnb https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bản_mẫu:Không_nổi_bật&oldid=43012587 để làm rõ ý hơn cho những người có thể lạm dụng bảng này .

- Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:32, ngày 24 tháng 9 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Ở khía cạnh nào đó, thì cơ chế biểu quyết xóa bài là hình thức giúp giảm bớt sự áp đặt của các thành viên có quyền xóa bài (BQV, ĐPV). Khi đem bài viết ra BQXB, bài viết đó đã thoát khỏi nguy cơ bị xóa bởi tính áp đặt này.
Nguy cơ "1 + 1 = 3" mà anh Trần Thế Trung đúng là một nguy cơ đáng ngại. Vì vậy, mỗi thành viên khi tham gia thảo luận hoặc bỏ phiếu phải cam kết rằng mình hiểu rõ vấn đề đang bàn. Thành viên đó phải sẵn sàng và khẳng khái mà tuyên bố rằng "Tôi hiểu rõ vấn đề này và theo tôi nó nên/không nên phải như vậy..." chứ không nên phát biểu theo kiểu "Tôi không rõ lắm vấn đề này, nhưng theo tôi nó nên/không nên được giải quyết theo hướng..." Cũng như Đức Khổng Tử có nói: biết mình không biết cũng là biết (知之為知之,不知為不知,是知也。)
Nếu tôi nhớ không lầm thì dường như chúng ta có quy định BQV có quyền thẩm định các phiếu bầu với các lý lẽ có hợp lệ hay không thì phải ?
Tôi lo là nếu chúng ta dành quá nhiều thời gian cho các bước thủ tục, quy trình trở nên nặng nề, quyền yêu cầu xóa bài càng trở nên xa khỏi tầm tay các thành viên không phải quản trị rồi việc xóa bài đó trở về trong tay một nhóm nhỏ thành viên thì không hay chút nào. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 01:05, ngày 25 tháng 9 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nói riêng về tính áp đặt thì tôi không nghĩ một phần ý nghĩa của BQXB là để "ngăn chặn" việc xóa bài bằng công cụ. Các "elminator" khi được bầu đã phải xác định công việc của họ là đối phó với những "phá hoại hiển nhiên" rõ ràng và trực tiếp, họ không được can thiệp vào các vấn đề nội dung, vậy nên họ cần tránh việc xóa những trang bản thân cho là "không đủ độ nổi bật". Còn đối với BQV nếu đã được bầu thì tức là người đó phải rất thông thạo với việc nhận định loại nội dung nào phù hợp hay không phù hợp rồi đưa hướng giải quyết thỏa đáng nhất, có thể là xóa, thảo luận hoặc xin ý kiến (ở đây chúng ta dùng hình thức biểu quyết). Nếu việc đưa ra biểu quyết có một phần ý nghĩa "ngăn chặn" BQV thì xem ra quá... quan liêu rồi. --minhhuy (thảo luận) 04:15, ngày 25 tháng 9 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Cứ như hiện nay thôi. Bày vẽ làm gì cho mệt. Aifart (thảo luận) 06:13, ngày 25 tháng 9 năm 2018 (UTC)[trả lời]