Wikipedia:Trợ giúp viết bài/Trợ giúp-Nội dung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
5. Nội dung
6. Bắt đầu viết
Bản quyền
Theo quy định chung, bạn KHÔNG ĐƯỢC SAO CHÉP NỘI DUNG TỪ CÁC TRANG WEB KHÁC. (Trừ một số rất ít trường hợp ngoại lệ,[1][2] hoặc bạn cần trích dẫn nguyên văn một ý kiến ngắn gọn nào đó.)
- Wikipedia:Vi phạm bản quyền

Bài viết của bạn không được phép vi phạm bản quyền.

Đừng sao chép nội dung từ các trang web khác trừ trường hợp bạn cần trích dẫn nguyên văn một ý kiến ngắn gọn nào đó. Bài viết vi phạm bản quyền sẽ bị xóa bỏ.[1] Hãy viết bài bằng chính ngôn từ của bạn.[2] Đừng lo lắng rằng phần soạn thảo của bạn không được hoàn hảo - các bài viết trên Wikipedia luôn có thể sửa đổi cho tốt hơn. (Tương tự như vậy, nếu bạn muốn truyền hình ảnh minh họa lên Wikipedia nhưng chưa từng làm việc này trước đó, hãy bình tĩnh tham khảo kĩ Trợ giúp:Truyền lên tập tin.[3])


Bài viết của bạn cần nói lên được độ nổi bật của đối tượng.

Ở bước trước, bạn đã được giới thiệu về khái niệm Độ nổi bật tại Wikipedia. Khi viết bài, hãy làm sao để người đọc hiểu được rằng đối tượng bài viết của bạn hoàn toàn đủ tiêu chuẩn về Độ nổi bật để có mặt trên Wikipedia.


Bài viết của bạn cần giữ được quan điểm trung lập.

Bài viết trên Wikipedia cần luôn giữ được thái độ trung lập về đối tượng của bài viết, đồng nghĩa với việc nó được viết ra không phải để "ủng hộ" hay "chống đối" một đối tượng nhất định nào. Mặc dù nguồn dẫn có thể mang giá trị khen ngợi hoặc chỉ trích, những bạn hãy giữ cho mình một giọng văn trung lập. Hãy chỉ đưa thông tin - quan điểm của nguồn dẫn, đừng viết bài theo quan điểm của bạn. Khi sử dụng nguồn bạn cần tránh thành kiến mà cung cấp nhiều quan điểm khác nhau về đối tượng của bài viết. Bài viết chỉ có nội dung chỉ trích chống đối sẽ có thể bị xóa, bài viết chỉ có nội dung ca ngợi sẽ bị các thành viên khác sửa đổi lớn để đạt được độ trung lập cần thiết.


Nội dung bạn định viết đã thỏa mãn những yêu cầu kể trên?


Ghi chú
  1. ^ a b Có một số rất ít trang web (và nguồn dẫn khác) cho phép sao chép nội dung, ví dụ các trang web chứa nội dung thuộc phạm vi công cộng hoặc có thẻ quyền tương thích với Wikipedia (với trường hợp này, cần ghi rõ nguồn gốc của nội dung). Nếu bạn tin rằng nguồn dẫn của mình thuộc vào số ít trường hợp này, hãy đặt câu hỏi ở Bàn giúp đỡ và đợi sự trả lời từ các thành viên khác trước khi tiếp tục.
  2. ^ a b Nếu bạn đã sở hữu một bài viết có sẵn và cho phép sử dụng lại nó trên Wikipedia, sự cho phép cần được khẳng định. Hãy xem thêm Wikipedia:Hiến các tài liệu có bản quyền.
  3. ^ Bạn cần biết rằng, bài có hình ảnh minh họa là rất tốt, nhưng nếu bạn không phải là người tạo ra hình ảnh đó, bạn sẽ dễ mắc phải vấn đề về bản quyền. Tốt nhất hãy đặt câu hỏi ở Bàn giúp đỡ trước khi truyền tập tin lên, một cách khác là bạn có thể tìm kiếm trong kho tư liệu của Wikimedia Commons để tìm ra hình ảnh cần thiết cho bài viết.