Chợ nổi
Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Anh. Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
|
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
| ||
---|---|---|
Campuchia Thái Lan |
||
Chợ nổi là một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. Khúc sông phải tương đối rộng, không cạn quá mà cũng không sâu quá. Nếu sông sâu quá, lớn quá thì không thể neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng và rất nguy hiểm.
Theo quốc gia
[sửa | sửa mã nguồn]Campuchia
[sửa | sửa mã nguồn]Ở Campuchia cũng có các chợ nổi họp dọc theo sông Mekong và bên bờ Hồ Tonlé Sap.
Thái Lan
[sửa | sửa mã nguồn]Ở Thái Lan có nhiều chợ nổi nổi tiếng.
- Chợ nổi Taling Chan (Bangkok)
- Chợ nổi Bang Phli (Samut Prakan)
- Chợ nổi Damnoen Saduak (Ratchaburi)
- Chợ nổi Amphawa (Samut Songkhram)
- Chợ nổi Bang Khu Wiang (Nonthaburi)
- Chợ nổi Tha Kha (Samut Songkhram)
Việt Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Ở Việt Nam chợ nổi thường họp ở miền Tây Nam Bộ. Chợ nổi là nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước miền Tây. Chợ họp trên sông, giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm ghe, thuyền, xuồng của cư dân. Chợ họp cả ngày, nhưng thường nhộn nhịp nhất vào buổi sáng. Trên thuyền chất đầy hàng hóa, phổ biến là các loại trái cây. Nét riêng của các thuyền là trên mỗi thuyền có một vài cây sào, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm mà mình có bán. Cho nên khách hàng chỉ cần nhìn vào cây sào đó là có thể biết trên thuyền, ghe đó có thứ mình cần hay không.
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chợ nổi. |