Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phong trào giải phóng dân tộc”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Itolemma (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{wikify}}
{{wikify}}
{{unreferenced}}
{{unreferenced}}
{{dnb}}

'''Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới''' là nói tới phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước trước là thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau [[Chiến tranh thế giới thứ 2]] năm 1945.
'''Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới''' là nói tới phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước trước là thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau [[Chiến tranh thế giới thứ 2]] năm 1945.



Phiên bản lúc 11:39, ngày 15 tháng 5 năm 2013

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới là nói tới phong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước trước là thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ 20, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945.

Trước Thế Chiến thứ 2, đa số các nước kém phát triển trên thế giới là thuộc địa của các nước giàu có, bao gồm các nước Tư Bản và Phát xít. Các nước đế quốc đã ra sức bóc lột tài nguyên, nhân lực vật lực của các nước thuộc địa, gây mâu thuẫn gay gắt giữa người dân của nước thuộc địa và chính phủ nước chính quốc. Đã có các phong trào đòi quyền độc lập dân tộc (trở thành nước độc lập, tự do, không bị nước khác áp đặt quyền cai trị), nhưng đa số bị dập tắt do các nguyên nhân khác nhau.

Sau 1945, chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền là tuyên ngôn về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp, mang đến tiếng nói cho các dân tộc bị áp bức. Cách mạng giải phóng dân tộc thành công tại một số nước tiên phong như Việt Nam lan ra các nước khác trên thế giới. Phong trào giải phóng dân tộc bắt đầu diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á. Từ 1954 – 1960, hệ thống thuộc địa tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh. Ở đây đặc biệt phải tính tới vai trò của Chủ nghĩa Cộng sản, tác động về mặt chủ nghĩa và về mặt nhân sự của Quốc tế 3, đứng đầu là Liên Xô. Ví dụ là Việt Nam giành độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông dương, được thành lập năm 1930 dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, một thành viên của tổ chức Quốc tế Cộng sản III. Trong Chiến tranh Đông Dương, phần thắng đã thuộc về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có sự trợ giúp khá đắc lực của Trung QuốcLiên Xô. Ngày 1/1/1959 Cách mạng Cuba thắng lợi mở đầu cho cơn bão táp cách mạng ở Mỹ La Tinh, Cuba trở thành ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, tiền đề của phe XHCN ở khu vực này.

Các nước đế quốc cũ bị Thế chiến thứ 2 làm kiệt quệ đành phải buông rời thuộc địa của mình (như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha). Ấn Độ là trường hợp điển hình, khi mà thực dân Anh đồng ý trao trả quyền độc lập năm 1947. Đồng thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật và kinh tế của các nước này làm giảm sự lệ thuộc của họ vào khai thác tài nguyên tại các thuộc địa. Các phong trào quyền con người và quyền bình đẳng tại các quốc gia (như phong trào bình đẳng giới, thiểu số, da đen..) đã làm thay đổi cơ cấu chính trị tại các quốc gia phát triển, nhiều đảng phái cấp tiến lên lãnh đạo, khiến họ dần dần chấp nhận quyền độc lập của các quốc gia thuộc địa. Đồng thời tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh tại các nước thuộc địa đã buộc các nước thực dân phải từ bỏ tham vọng của mình. Thất bại nặng nề tại Trận Điện Biên Phủ năm 1954 đã buộc Pháp phải rút quân tại Việt Nam. Một loạt các thuộc địa của Anh Quốc đã được độc lập vì lý do tương tự. Đồng thời Chủ nghĩa thực dân mới dễ được chấp nhận hơn dần dần thay thế chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Đại Hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện: Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn Chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa đặc biệt đến Đại hội Đồng Liên hiệp Quốc 1963 đã thông qua tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn các hình thức chế độ phân biệt chủng tộc. Sự đấu tranh dành quyền tự do bình đẳng và quyền con người vẫn tiếp tục diễn ra tại ngay cả các nước đã độc lập. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ Nam Phi sau hơn 300 năm tồn tại vào năm 1994.

Sự ra đời của Hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến tranh Lạnh cũng thúc đẩy các quốc gia tích cực ảnh hưởng và tranh chấp tới các quốc gia thuộc địa cũ. Hệ thống XHCN tích cực tài trợ cho các cuộc đấu tranh dành độc lập và thiết lập chế độ cộng sản tại các nước. Trong khi đó, các nước chống cộng đứng đầu là Mỹ cũng tích cực thúc đẩy quá trình trao độc lập và thành lập các chính quyền thân Mỹ tại các nước thuộc địa cũ. Các cuộc chiến tranh hoặc xung đột diễn ra thường xuyên giữa hai phe này tại các quốc gia ở Châu Á (như tại Indonesia hay Malaysia), Châu Mỹ Latinh.

Từ cuối thế kỷ 20 và sang thế kỷ 21, đa số các nước trên thế giới đã dành được độc lập. Tuy nhiên sự lệ thuộc của các nước nghèo và các nước giàu, trong khi các nước giàu vẫn can thiệp vào chính trị của các nước nghèo vẫn phổ biến. Thế giới bị phân cực, trước từ hai thái cực XHCN - TBCN đã chuyển sang đa cực xoay quanh các nước mạnh trên thế giới (Hoa Kỳ, Châu Âu, Nga, Trung Quốc). Sự trỗi dậy của Trung Quốc và chủ nghĩa thực dân mới của các cường quốc áp đặt lên các nước Châu Phi và một số nước ở Châu Á đang diễn ra mạnh mẽ.

Chú thích