Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khoa tâm thần”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
→‎Chú thích: Alphama Tool
Dòng 25: Dòng 25:
[[Thể loại:Khoa học thần kinh]]
[[Thể loại:Khoa học thần kinh]]
[[Thể loại:Tâm thần học| ]]
[[Thể loại:Tâm thần học| ]]
[[Thể loại:Khoa và chuyên khoa]]


{{Liên kết chọn lọc|ro}}
{{Liên kết chọn lọc|ro}}

Phiên bản lúc 15:36, ngày 22 tháng 9 năm 2014

Khoa tâm thần
Từ psyche bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là tâm hồn và bướm.[1] Hình ảnh con côn trùng vỗ cánh xuất hiện trên huy hiệu của Hội hoàng gia các nhà tâm thần học của Anh[2]
Hướng tập trungRối loạn tâm thần
Chuyên môn/chuyên ngành conNghiện, Sinh học, Trẻ em và trẻ vị thành niên, cộng đồng, khẩn cấp, pháp y, lão, quân sự, thần kinh, xã hội
Bệnh lý quan trọngCác rối loạn tâm thần
Nhà chuyên mônBác sĩ tâm thần

Khoa tâm thần là một khoa trong y khoa chuyên về nghiên cứu, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các rối loạn tâm thần, trong đó gồm các bất thường mang tính cảm xúc, hành vi, nhận thức và tri giác.

Đánh giá chữa trị tâm thần thường bắt đầu bằng việc kiểm tra hiện trạng tâm thần và tập hợp bệnh sử. Các xét nghiệm tâm lý và kiểm tra sức khỏe có thể cũng được thực hiện, bao gồm một số trường hợp phải sử dụng các công nghệ hình ảnh thần kinh và sinh lý thần kinh. Rối loạn thần kinh được chẩn đoán theo các tiêu chuẩn trong những cẩm nang chẩn đoán như Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM), xuất bản bởi Hiệp hội các bác sĩ tâm thần Hoa KỳInternational Classification of Diseases (ICD), được biên soạn và sử dụng bởi Tổ chức Y tế Thế giới.

Điều trị tâm thần đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương thức, bao gồm sử dụng thuốc thần kinh, tâm lý trị liệu và nhiều kỹ thuật khác như kích thích từ trường xuyên sọ. Việc điều trị có thể áp dụng với những bệnh nhân nội trú lẫn bệnh nhân ngoại trú, tùy thuộc vào mức độ hư hại chức năng và các vấn đề liên quan đến rối loạn khác. Các nghiên cứu và điều trị liên quan đến tâm thần thường được thực hiện trong mối quan hệ liên ngành, sử dụng nhiều nguồn của các phân ngành và các cách tiếp cách lý thuyết đa dạng.

Chú thích

  1. ^ Etymology of Butterfly
  2. ^ James, F.E. (1991). “Psyche” (PDF). Psychiatric Bulletin. Hillsdale, NJ: Analytic Press. 15 (7): 429–431. doi:10.1192/pb.15.7.429. ISBN 0881632570. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2008.