Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đào hoa nguyên ký”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
link vpbq
Dòng 6: Dòng 6:
{{Biết trước nội dung}}
{{Biết trước nội dung}}
''Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người ở [[Thường Đức#Các đơn vị hành chính|Vũ Lăng]] làm nghề đánh cá, một hôm bơi thuyền thấy một đóa [[đào (cây)|hoa đào]] trôi từ khe núi. Người ngư phủ chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, người dân ở đó đời sống an nhàn, thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người [[nước Tần]], nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của [[Tần Thủy Hoàng]] nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.''
''Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người ở [[Thường Đức#Các đơn vị hành chính|Vũ Lăng]] làm nghề đánh cá, một hôm bơi thuyền thấy một đóa [[đào (cây)|hoa đào]] trôi từ khe núi. Người ngư phủ chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, người dân ở đó đời sống an nhàn, thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người [[nước Tần]], nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của [[Tần Thủy Hoàng]] nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.''
''Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, muốn quay lại tìm chốn đào nguyên mà không thấy.''<ref>Xem toàn bài ký trên [http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=6951 Thi viện]</ref>
''Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, muốn quay lại tìm chốn đào nguyên mà không thấy.''
{{Hết phần biết trước nội dung}}
{{Hết phần biết trước nội dung}}


Dòng 47: Dòng 47:
==Liên kết ngoài==
==Liên kết ngoài==
*[http://nguyendu.com.free.fr/langues/covan/daohoanguyenky.htm Đào hoa nguyên ký]
*[http://nguyendu.com.free.fr/langues/covan/daohoanguyenky.htm Đào hoa nguyên ký]
*[http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=1462 Quy khứ lai từ] trên thi viện.
*[http://khongtu.com/forum/archive/index.php/t-324.html Ngũ Liễu tiên sinh Đào Tiềm].
*[http://khongtu.com/forum/archive/index.php/t-324.html Ngũ Liễu tiên sinh Đào Tiềm].
*[http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/tulieuvanhoa/2007/9/51606.cand Đào Uyên Minh]
*[http://vnca.cand.com.vn/vi-vn/tulieuvanhoa/2007/9/51606.cand Đào Uyên Minh]
*[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=14ADaWQ9MzU5MTQmZ3JvdXBpZD0yNSZraW5kPSZrZXl3b3JkPQ==&page=3 Đào Uyên Minh]
*[http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=14ADaWQ9MzU5MTQmZ3JvdXBpZD0yNSZraW5kPSZrZXl3b3JkPQ==&page=3 Đào Uyên Minh]
*[http://vnthuquan.net/tho/tho.aspx?id=1449&thisi=Vũ%20Hoàng%20Chương Đào nguyên lạc lối] của [[Vũ Hoàng Chương]]


[[Thể loại:Điển tích văn học]]
[[Thể loại:Điển tích văn học]]

Phiên bản lúc 13:30, ngày 8 tháng 9 năm 2009

Tranh màu Tô Thức tại Di Hòa Viên, Bắc Kinh, miêu tả tích Đào Nguyên.

Đào hoa nguyên ký () hay Đào nguyên ký, là một trong những sáng tác nổi tiếng của danh sĩ Đào Tiềm, người đời Tấn, (Trung Quốc).

Tóm tắt bài ký

Bài ký này vốn là bài tựa của thi phẩm Ðào hoa nguyên thi.

Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.

Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người ở Vũ Lăng làm nghề đánh cá, một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Người ngư phủ chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, người dân ở đó đời sống an nhàn, thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, muốn quay lại tìm chốn đào nguyên mà không thấy.

Hết phần cho biết trước nội dung của tác phẩm.

Nhận xét

Từ điển văn học (bộ mới) viết:

Như bài Quy khứ lai từ (Lời từ biệt khi về), ở Đào hoa nguyên ký, ông cũng đã dựng lên một hình ảnh một xã hội tươi đẹp. Đây chỉ là xã hội không tưởng của người sản xuất nhỏ in dấu ấn khá đậm của quan niệm “ nước nhỏ dân ít” của Lão Tử. Tuy vậy, cũng thể hiện sự phủ định mạnh mẽ của Đào Uyên Minh đối với hiện thực đen tối và phản ảnh phần nào nguyện vọng của nhân dân đương thời...[1]

Văn học Trung Quốc tập I có đoạn:

Chính vì đã từng tự cày cấy mà ăn, từng chia sẻ nỗi buồn với nhà nông, mà Đào Tiềm mới tạo ra cái thế giới không tưởng Suối hoa đào.
Phân tích Đào hoa nguyên ký thì thấy thế giới ấy chẳng khác gì một xã hội thời nguyên thủy: không có giai cấp, không có triều đại nào cả... nên ở đó, không phải nạp thuế, không bị bốc lột, mọi người đều vui sướng cày bừa nuôi thân.
Mô tả như vậy, tức là Đào Tiềm đã dùng những hình ảnh sinh động, mạnh dạn phủ nhận sự tồn tại của vua chúa, của giới quý tộc, phê phán chế độ xã hội đương thời, mơ ước một xã hội thuần phác, yên vui, ai nấy đều lao động và được hưởng thành quả lao động của mình.
Bài ký này cùng với nhiều bài thơ khác như Quy viên điền cư, Ẩm tửu... tác giả đã ca tụng cảnh sống ẩn cư trong lao động, nhàn hạ và cách biệt với đời. Điều này có nghĩa ít nhiều, chúng đều ảnh hưởng tư tưởng của Lão Trang.[2]

Điển cố văn học

Đào hoa nguyên ký, gọi tắt là Đào Nguyên còn là một điển tích văn học để chỉ nơi tiên cảnh. Vì Đào hoa nguyên có thể hiểu là suối hoa đào, hay động đào, động bích, động nguyên bích...

Điển cố Đào Nguyên được nhắc đến trong nhiều sáng tác văn chương cổ điển, chẳng hạn như:

Rước mừng, đón hỏi, dò la
Đào Nguyên lạc lối đâu mà đến đây?
(Truyện Kiều, câu 191, 192. Kiều mơ thấy Đạm Tiên)
Xắn tay mở khoá động đào
Rẽ mây trông tỏ lối vào thiên thai.
(Truyện Kiều, câu 391, 392. Kim Kiều tương ngộ)
Ôi lòng ta khao khát tới Đào Nguyên
Hỡi xứ thanh tao thế giới hư huyền...
(thơ Vũ Hoàng Chương)
Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi
(Tống biệt, thơ Tản Đà)

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, 2004, tr.384
  2. ^ Theo Văn học Trung Quốc tập I, do các GS: Nguyễn Khắc Phi, Trương Chính, Lương Duy Thứ cùng biên soạn. Nxb Giáo dục, 1987, tr. 107.

Liên kết ngoài