Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thương xá TAX”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sh1minh (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Sh1minh (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2: Dòng 2:
[[Tập tin:Thuong Xa Tax.jpg|phải|nhỏ|Sảnh chính bên trong Thương xá]]
[[Tập tin:Thuong Xa Tax.jpg|phải|nhỏ|Sảnh chính bên trong Thương xá]]


'''Thương xá TAX''' là một [[trung tâm thương mại]] lớn và lâu đời tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Việt Nam]].<ref>[http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=681&p=&id=525740 Thương xá Tax chỉ còn là hoài niệm]</ref> Công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 [[thời Pháp thuộc]] ở trung tâm [[Sài Gòn]] tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (''hôtel de ville''). Năm 1924, khu nhà này được tái thiết như một cửa hàng lớn ([[tiếng Pháp]]: ''grand magasin''), tức [[tiệm bách hóa]], đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất xứ [[Đông Pháp]].
'''Thương xá TAX''' là một [[trung tâm thương mại]] lớn và lâu đời tại [[Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Việt Nam]].<ref>[http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=681&p=&id=525740 Thương xá Tax chỉ còn là hoài niệm]</ref> Công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 [[thời Pháp thuộc]] ở trung tâm [[Sài Gòn]] tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (''hôtel de ville''). Năm 1924, khu nhà này được tái thiết như một cửa hàng lớn ([[tiếng Pháp]]: ''grand magasin''), tức [[tiệm bách hóa]], đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất xứ [[Đông Dương thuộc Pháp]].


Cơ sở đầu tiên là Grands Magasins Charner có ba tầng, khai trương nhộn nhịp ngày 27 Tháng 11, 1924 như một sự kiện đáng ghi nhớ của Sài Gòn được báo chí loan tin. Kiến trúc mang phong cách [[Art Deco]]. Đến năm 1942 xây thêm lầu bốn.
Cơ sở đầu tiên là Grands Magasins Charner có ba tầng, khai trương nhộn nhịp ngày 27 Tháng 11, 1924 như một sự kiện đáng ghi nhớ của Sài Gòn được báo chí loan tin. Kiến trúc mang phong cách [[Art Deco]]. Đến năm 1942 xây thêm lầu bốn.

Phiên bản lúc 00:38, ngày 5 tháng 2 năm 2016

Thương xá TAX về đêm trong những ngày áp Tết Canh Dần năm 2010
Sảnh chính bên trong Thương xá

Thương xá TAX là một trung tâm thương mại lớn và lâu đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.[1] Công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 thời Pháp thuộc ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính (hôtel de ville). Năm 1924, khu nhà này được tái thiết như một cửa hàng lớn (tiếng Pháp: grand magasin), tức tiệm bách hóa, đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất xứ Đông Dương thuộc Pháp.

Cơ sở đầu tiên là Grands Magasins Charner có ba tầng, khai trương nhộn nhịp ngày 27 Tháng 11, 1924 như một sự kiện đáng ghi nhớ của Sài Gòn được báo chí loan tin. Kiến trúc mang phong cách Art Deco. Đến năm 1942 xây thêm lầu bốn.

Sang thời Việt Nam Cộng hòa, Đại lộ Bonnard thay tên là đại lộ Lê Lợi và Đại lộ Charner biến thành đại lộ Nguyễn Huệ còn Grands Magasins Charner mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX, với địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ. Khu thương xá không còn thuộc một công ty mà do thương nhân mướn lại làm nơi buôn bán.

Sau năm 1975 với chính sách tập trung kinh tế, cấm tiểu thương, Thương xá TAX bị giải thể. Thay vào đó là cửa hàng quốc doanh của thời bao cấp rồi "Cửa hàng bách hóa tổng hợp thành phố" năm 1981. Năm 1998 cái tên TAX được phục hồi. Năm 2014, Thương xá TAX bị giải tán với kế hoạch phá đi để xây một tòa nhà cao 40 tầng ở địa điểm này.[2]

Các chủ sở hữu và quản lý

Khi bắt đầu làm kinh doanh từ năm 1914, cơ sở này mang tên Grands Magasins Charner de Saigon do công ty Société Coloniale des Grands Magasins (viết tắt là SGMC) sở hữu. Từ năm 1921, cửa hàng GMC này buôn bán rất phát đạt, nên đến năm 1942, SGMC cho xây tòa nhà này tăng lên một tầng lầu, cải tạo mặt tiền bằng cách đập bỏ tháp đồng hồ và thay vào đó là gắn thêm dòng chữ GMC.

Thập niên 1960, Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục[3] ủy quyền cho Viện Đại học Đà Lạt mua lại Thương xá này, từ đó trở thành bất động sản của Hội đồng Giám mục Việt Nam.[4] Sau Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963, chính quyền mới tịch thu thương xá này vì cho rằng nó liên quan đến Dòng họ Ngô.

Từ năm 1975, tòa nhà được giao về cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quản lý, không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất, mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất.[5]

Đến năm 1978, trong bối cảnh thời bao cấp, Thương xá TAX trở thành một công ty quốc doanh mang tên "Cửa hàng Phục vụ Thiếu nhi Thành phố", người bán hàng được gọi là mậu dịch viên, có thắt khăn quàng đỏ như thiếu nhi để bán mặt hàng chính là đồ chơi cho trẻ em. Đến năm 1981, khu nhà này đổi tên thành "Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố" do Sở Thương Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu. Từ năm 1997, tòa nhà đổi tên thành "Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn" do Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quản lý. Năm 1998, Tòa nhà gắn lại tên gọi "Thương xá TAX" trên đỉnh.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Sài Gòn