Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Uông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1: Dòng 1:

{{thiếu nguồn}}
{{chú thích trong bài}}
{{chú thích trong bài}}
'''Nguyễn Uông''' (阮汪) là con trai cả của danh tướng [[Nguyễn Kim]] ([[?|1468]]-[[1545]]) và là anh trai của chúa [[Nguyễn Hoàng]].
'''Nguyễn Uông''' (阮汪) là con trai cả của danh tướng [[Nguyễn Kim]] ([[?|1468]]-[[1545]]) và là anh trai của chúa [[Nguyễn Hoàng]].

Phiên bản lúc 08:09, ngày 21 tháng 1 năm 2020

Nguyễn Uông (阮汪) là con trai cả của danh tướng Nguyễn Kim (1468-1545) và là anh trai của chúa Nguyễn Hoàng.

Ông từng làm Lãng Xuyên hầu, sau tiến phong Tả tướng quân.

Con cháu

Nguyễn Uông có hai người con. Con trưởng là Nguyễn Thân Không. Con thứ là Nguyễn Uyên, theo Nguyễn Hoàng vào Nam, làm quan đến Đề lĩnh Thượng khố Đội trưởng.

Nguyễn Uyên có hai con là Nguyễn Thao và Nguyễn Thanh, đều làm đến Chưởng doanh Quận công.

Con Nguyễn Thao là Nguyễn Tráng, có dũng lược, thường đi đánh dẹp, nhiều lần lập được công lớn được phong tước quân công.

Năm 1648 mùa thu, chúa Nguyễn Phúc Tần mới nối ngôi chúa, cho rằng Quảng Bình thủy doanh tham tướng Nguyễn Triều Văn vốn hèn nhát, bèn triệu về dùng Tráng lên thay. Sau khi đến nơi, Tráng sửa khí giới, dạy sĩ tốt, việc phòng bị ngoài biên càng được nghiêm mật.

Năm 1656 mùa hạ, Tráng theo tiết chế Nguyễn Hữu Tiến đem quân lấy Nghệ An, cùng Phó tướng Nguyễn Cửu Kiều đem chu sư đánh nhau với thủy quân giặc.

Năm 1660, mùa đông, Tráng được thăng Cựu doanh trấn thủ.

Năm 1687 mùa hạ, Nguyễn Phúc Thái nối ngôi chúa, thăng Chưởng doanh quận công. Năm ấy Tráng mất.

Đến năm Gia Long thứ 4 (1805) vì là thần hồi quốc sơ, Tráng được liệt vào bậc ba, ấm thụ một người cháu được thế tập làm thứ đội trưởng để giữ việc thờ cúng, cấp cho 3 mẫu ruộng thờ, 1 người coi mả.

Tráng có 6 trai là Định, Đạt, Đồng, Vĩnh, Thuận, Kính. Định và Đồng đều làm đến Chưởng doanh, Đạt và Kính đều làm đến Cai cơ, Vĩnh và Thuận đều làm đến Cai đội.

Xem thêm

Tham khảo