Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phúc Miên Lịch”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35: Dòng 35:
[[Thể loại:Hoàng tử Minh Mạng]]
[[Thể loại:Hoàng tử Minh Mạng]]
[[Thể loại:Người Thừa Thiên - Huế]]
[[Thể loại:Người Thừa Thiên - Huế]]
[[Thể loại:Vương tước nhà Nguyễn]]

Phiên bản lúc 10:50, ngày 16 tháng 2 năm 2020

An Thành Vương Nguyễn Phúc Miên Lịch (chữ Hán: 安城王 阮福綿, 13 tháng 5, 1841 - 5 tháng 11, 1919), là con trai thứ 78 cũng tức là con trai út của Hoàng đế Minh Mạng nhà Nguyễn, mẹ là Ngũ giai Lệ tần Nguyễn Thị Thúy Trúc (阮氏翠竹), còn có tên là Điện (奠), người Bình Sơn, Quảng Ngãi, con gái quan Phó Vệ úy Nguyễn Gia Quý (阮嘉貴).

Ông là hoàng tử duy nhất trong số 78 hoàng tử của vua Minh Mạng chào đời sau khi vua cha đã mất (di phúc tử).

Tháng Giêng năm Tự Đức thứ 11 (1858), được phong làm An Thành Quận Công (安城郡公) [1].

Tháng 9 năm Thành Thái thứ 5 (1893), được tấn làm Thành Quốc công[2], sau lại tấn làm An Thành Công (安城公).

Tháng 8 năm Duy Tân nguyên niên (1907), với thân phận là Tôn Chánh phủ Tông Nhân, được bổ nhiệm vào chức Phụ chánh thân thần, thay mặt cho vua Duy Tân khi đó mới lên 8 tuổi.

Năm Duy Tân thứ 2 (1908), được tấn phong làm An Thành Quận Vương (安城郡王)[3].

Đầu năm Duy Tân thứ 5 (1911), được tấn phong là thành An Thành Vương (安城王)[4].

(Theo Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả nxb Thuận Hóa 1995, trang 317 thì sau khi mất ông mới được truy tăng là An Thành Vương - Vĩnh Khánh).

Ngày 13 tháng 9 ÂL năm Khải Định thứ 4 (5 tháng 11 năm 1919), An Thành Vương bị bệnh mất, hưởng thọ 80 tuổi[5].

Được an táng tại Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Nhà thờ ở phường Phú Cát, thành phố Huế (nay là đường Chùa Ông).

Ông có 8 con trai, 6 con gái.

Ông và con cháu mở ra Phòng 78 của Đệ Nhị Chánh hệ và được Ngự Chế ban cho bộ Kim 金 để đặt tên cho con cháu trong Phòng.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Đại Nam thực lục, chánh biên đệ tứ kỷ, quyển 18
  2. ^ Đại Nam thực lục, chánh biên đệ lục kỷ, phụ biên, Thành Thái ngũ niên cửu nguyệt
  3. ^ Đại Nam thực lục, chánh biên đệ lục kỷ, phụ biên, Duy Tân nhị niên chánh nguyệt
  4. ^ Đại Nam thực lục, chánh biên đệ lục kỷ, phụ biên, Duy Tân ngũ niên chánh nguyệt
  5. ^ Nguyễn Phước tộc thế phả, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1995, trang 317